Trung Quốc cân nhắc mua một số nông sản Mỹ để thể hiện thiện chí

04/07/2019 10:20
04-07-2019 10:20:49+07:00

Trung Quốc cân nhắc mua một số nông sản Mỹ để thể hiện thiện chí

Trung Quốc đang xem xét việc mua một số nông sản của Mỹ như một cử chỉ thiện chí giữa lúc hai bên nối lại các cuộc đàm phán thương mại, mặc dù khối lượng có thể sẽ nhỏ hơn trước đây, dựa theo nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Các hàng hóa nhắm tới có thể bao gồm đậu nành, bắp ngô và thịt lợn. Tổng khối lượng mua sẽ phụ thuộc vào tiến triển đàm phán thương mại, mặc dù có thể sẽ nhỏ hơn số lượng mà Trung Quốc cam kết mua trong thỏa thuận đình chiến thương mại trước đó, họ nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka (Nhật Bản) vào cuối tuần trước. Mặc dù khả năng mua nông sản Mỹ có thể giúp nông dân Mỹ thở phào đôi chút, nhưng giọng điệu thận trọng nói chung cho thấy Trung Quốc không sẵn sàng hứa hẹn quá nhiều nếu không có thỏa thuận. Kế hoạch này đã được thảo luận với các đối tác Mỹ và đây là một phần của thỏa thuận đình chiến hiện tại, dựa trên nguồn tin thân cận.

Trong suốt bữa ăn bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina hồi tháng 12/2018, Trung Quốc cam kết mua hơn 20 triệu tấn đậu nành, thịt heo và bắp ngô của Mỹ. Sau khi đàm phán đổ vỡ trong tháng 5/2019, Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục mua, mặc dù họ yêu cầu trì hoãn giao hàng.

Một số người mua Trung Quốc đã yêu cầu lượng đậu nành Mỹ phải được vận chuyển ra khỏi khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Dan Basse, Chủ tịch của công ty tư vấn AgResource có trụ sở tại Chicago, nói. “Tôi chẳng nghe thấy mua bán gì”, ông nói trong một lá thư điện tử.

Hợp đồng tương lai thịt heo trên sàn Chicago mở cửa phiên ngày thứ Tư (03/07) bằng đà tăng, nhờ thông tin Trung Quốc mua thịt heo từ Mỹ. “Đây là thông tin đã thúc đẩy giá”, Craig VanDyke, công ty tư vấn quản trị rủi ro tại Top Third Ag Marketing, cho hay.

Các hợp đồng tương lai đậu nành – thường được xem là nông sản nhạy cảm với Trung Quốc – tăng 1% trong ngày thứ Tư (03/07), trong khi hợp đồng tương lai bắp ngô vọt 3.2%.

Sự hoài nghi

Một công ty nghiên cứu nông nghiệp có sức ảnh hưởng của Trung Quốc cho biết trong tuần này rằng, Bắc Kinh khó có thể bắt đầu mua số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ trong thời gian tới. Các rào cản bao gồm thuế quan “ăn miếng trả miếng” vẫn còn đó cũng như căng thẳng về Huawei Technologies, Li Qiang, Chủ tịch và Trưởng bộ phận phân tích tại Shanghai JC Intelligence, cho hay.

Mua thêm hàng nông sản của Mỹ cũng khó mà làm thay đổi những yêu cầu khắt khe mà Washington đặt ra cho Trung Quốc đối với sở hữu trí tuệ. Darin Friedrichs, Chuyên viên phân tích hàng hóa châu Á cấp cao tại INTL FCStone, cho biết trong một báo cáo được gửi qua email: “Tôi không chắc là có bất kỳ lý do gì để Trung Quốc mua nhiều hơn mức cần thiết”.

Ông Trump nói sau cuộc họp G-20 rằng ông sẽ trì hoãn áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc vô thời gian, đồng thời cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei, một trong những công ty nổi bật nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn chưa tiết lộ chi tiết về thỏa thuận giữa ông Trump với ông Tập, khiến nhà đầu tư không chắc chắn về cách thức triển khai thỏa thuận của hai bên.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...

Làn sóng các tập đoàn toàn cầu quay lưng với cam kết khí hậu

Từ Amazon đến Wells Fargo, hàng loạt tập đoàn lớn đang đồng loạt rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

Thống đốc Fed: Có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7

Thống đốc Fed Christopher Waller bất ngờ cho rằng NHTW có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7. 

Bill Gates và Sam Altman gọi vốn tỷ đô cho năng lượng hạt nhân giữa cơn sốt AI

Hai công ty được hậu thuẫn bởi Bill Gates và Sam Altman đang tận dụng làn sóng kỳ vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giữ vai trò then chốt trong vận hành các trung...

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98