Vàng thế giới rớt ngưỡng 1,400 USD/oz, chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong 1 năm

02/07/2019 09:07
02-07-2019 09:07:30+07:00

Vàng thế giới rớt ngưỡng 1,400 USD/oz, chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong 1 năm

Các hợp đồng vàng tương lai chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong 1 năm vào ngày thứ Hai (01/07) và khép phiên rớt ngưỡng 1,400 USD/oz, sau khi hiệp định đình chiến thương mại Mỹ - Trung hồi cuối tuần trước đã thúc đẩy đà leo dốc của các tài sản rủi ro, thu hút nhà đầu tư rời khỏi những kênh trú ẩn an toàn như vàng, MarketWatch đưa tin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp bên thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản, và đạt được kết quả giúp xoa dịu căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những căng thẳng này đã làm tăng sự không chắc chắn trong các nhà đầu tư Phố Wall và thúc đẩy vàng nhảy vọt, qua đó giúp vàng ghi nhận tháng 6 là tháng tăng mạnh nhất trong 3 năm, cũng như tạo ra sự quan tâm đến kênh nợ Chính phủ mang tính an toàn hơn.

Sau thông tin trên, “thị trường vàng đang trong quá trình thanh khoản”, chuyên gia phân tích tại Zaner Metals, nhận định. “Góp phần thêm vào áp lực thanh khoản là thực tế rằng đồng USD tiến lên đỉnh 6 phiên và chứng kiến nhiều đợt bán tháo vào giữa tháng 6 do lo ngại vấn đề thương mại sẽ làm suy yếu nền kinh tế Mỹ”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao tháng 8 sụt 24.40 USD (tương đương 1.7%) xuống 1,389.30 USD/oz, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/06/2019. Hợp đồng này cũng chứng kiến phiên giảm mạnh nhất cả về phương diện đồng USD lẫn phần trăm kể từ tháng 6/2018, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay mất 1.7% còn 1,384.24 USD/oz.

Vào ngày thứ Hai, chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – tiến 0.8% lên 96.851, gây sức ép lên vàng, vốn được neo giá theo đồng bạc xanh. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 cũng tăng điểm trong phiên ngày thứ Hai, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 2.042%.

Ông Trump và ông Tập cho biết Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan hiện tại nhưng tạm không áp thuế mới và nới lỏng một số hạn chế đối với các công ty Mỹ đang giao thương với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei.

“Vàng khởi đầu nửa cuối năm 2019 bằng cách rớt ngưỡng 1,400 USD/oz do kỳ vọng ngày càng tăng về một sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung”, Carlo Alberto De Casa, Giám đốc phân tích tại ActivTrades, nhận định.

Trong khi đó, căng thẳng thuế quan dịu bớt đã làm dấy lên một số nghi ngờ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quay trở lại nâng lãi suất khi nhóm họp vào cuối tháng này để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, vốn có lợi cho các tài sản rủi ro nhưng lại gây sức ép lên các tài sản trú ẩn an toàn.

Bên cạnh đó, dữ liệu kinh tế ngày thứ Hai phần lớn khá lạc quan, cụ thể, chỉ số PMI sản xuất cuối cùng của IHS Markit ở Mỹ tăng lên 50.6 trong tháng 6.

Ngoài ra, chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất của Caixin Trung Quốc giảm từ 50.2 trong tháng 5 xuống 49.4 trong tháng 6, bước vào giai đoạn thu hẹp. Tại Anh, dữ liệu từ IHS Markit vào ngày thứ Hai cho biết chỉ số quản lý mua hàng PMI cho lĩnh vực sản xuất rớt từ 49.4 trong tháng 5 xuống 48.0 trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013. Chỉ số này rớt mốc 50 phát đi tín hiệu cho thấy các điều kiện kinh tế đang suy yếu.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 9 lùi 1% xuống 15.193 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 9 mất 0.9% còn 2.688 USD/lb.

Hợp đồng bạch kim giao tháng 10 hạ 0.5% xuống 837.20 USD/oz. Trong khi đó, hợp đồng paladi giao tháng 9 cộng 0.5% lên 1,544.0 USD/oz.

An Trần

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tiếp tục tăng mạnh, giá vàng SJC lên ngưỡng 120,5 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước tăng mạnh phiên mở cửa sáng 13/6, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 1,5 triệu đồng mỗi lượng còn vàng nhẫn cũng được các doanh nghiệp nâng thêm...

Vàng thế giới lên cao nhất trong 1 tuần

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Năm (12/06), được thúc đẩy bởi căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và dữ liệu kinh tế Mỹ hạ nhiệt đã thúc đẩy kỳ...

Bỏ thế độc quyền vàng miếng SJC, thị trường sẽ diễn biến ra sao?

Khi ngân hàng được sản xuất vàng miếng, chuyên gia cho rằng điều quan trọng không phải ai sản xuất, mà là sản phẩm có đáng tin và minh bạch không. Thị trường vàng...

Vượt đồng Euro, vàng trở thành tài sản dự trữ lớn thứ hai thế giới

Vàng đã vượt qua euro để trở thành tài sản dự trữ toàn cầu lớn thứ hai năm 2024, chỉ sau đồng USD, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố trong...

Giá vàng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng thêm 300.000 đồng

Tiếp đà tăng phiên trước, giá vàng trong nước cùng đi lên phiên sáng 12/6, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 900.000 đồng/lượng còn vàng nhẫn tại các doanh nghiệp...

Vàng thế giới tăng nhẹ sau dữ liệu lạm phát của Mỹ

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Tư (11/06), được hỗ trợ bởi dữ liệu lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo, củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ...

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 24 theo hướng thị trường hóa có kiểm soát, từng bước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ...

Thị trường vàng Việt Nam: Nhìn lại hai thập niên thăng trầm

Trong hơn hai mươi năm qua, thị trường vàng Việt Nam đã trải qua những bước ngoặt lớn và liên tục thay đổi để thích nghi với bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và...

Giá vàng SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng, chênh lệch với thế giới ở mức cao

Giá vàng trong nước phiên sáng 11/6 tiếp tục đi lên, trong đó thương hiệu SJC niêm yết ở ngưỡng 118,8 triệu đồng mỗi lượng, còn vàng nhẫn cũng cộng thêm từ...

Giá bạc bứt phá đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau hơn một thập kỷ đi ngang

Giá bạc vượt qua ngưỡng 36 USD/ounce xuất phát từ nhu cầu tăng vọt - đặc biệt sau khi nước Anh ban hành quy định bắt buộc lắp đặt tấm pin Mặt trời cho gần như toàn...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98