Cuộc bầu cử năm 2020 có là nguyên nhân cho cuộc chiến thương mại của ông Trump?

09/08/2019 17:29
09-08-2019 17:29:08+07:00

Cuộc bầu cử năm 2020 có là nguyên nhân cho cuộc chiến thương mại của ông Trump?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã được đội ngũ của Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận là sự cố gắng nhằm thúc đẩy triển vọng ông Trump sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào năm 2020.

Không giống với Tổng thống Mỹ ở Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không phải nỗ lực cho chiến dịch tái đắc cử nào trong năm sau, nhưng nếu ông Tập muốn hiểu rõ về nơi mà ông Trump đang sinh sống, thì việc ngẫm nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ cũng là việc rất quan trọng.

Trong bài phát biểu tại thành phố Cincinati (bang Ohio, Mỹ) vào tuần trước, ông Trump nhấn mạnh cách mà “Trung Quốc đã rút hàng trăm và hàng trăm tỷ USD” ra khỏi Mỹ, nhưng con số thực sự làm vị Tổng thống Mỹ này bận tâm chắn hẳn là 270.

Theo hệ thống đại cử tri Mỹ, đó chính là số phiếu bầu cần thiết để có thể được vào Nhà Trắng.

Nếu xét đến khả năng làn sóng chỉ trích đến từ Trung Quốc cộng hưởng với cơ sở bỏ phiếu cho ông Trump, thì việc vị Tổng thống Mỹ tiếp tục gia tăng sự căng thẳng của chiến tranh thương mại lại rất hợp lý, ngay cả khi chiến lược này không phải là không có rủi ro.

Ông Trump đã làm gia tăng sự căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vào tuần trước bằng cách tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 01/09/2019.

Khi ông Trump đề cập đến quyết định đó trong bài phát biểu ở Ohio, một tiểu bang đang giằng co giữa hai Đảng, đã ủng hộ cho ông Trump vào năm 2016, thì đám đông ở Cincinati đã vỗ tay vang dội. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem thử liệu những người đang vỗ tay đó có còn giữ nguyên thái độ như vậy về thuế quan khi mùa Giáng Sinh đến gần hay không.

Lời đe dọa áp thuế quan mới đây của ông Trump sẽ đánh vào một loạt mặt hàng tiêu dùng, từ điện thoại di động cho đến đồ chơi. Những người mua sắm ở Mỹ có lẽ sẽ thấy giá cả tăng cao trong khoảng thời gian gần đến tháng 12.

Ông Trump cuối cùng có thể bị khắc họa như nhân vật hoạt hình Grinch, người đã hủy hoại Giáng Sinh bằng lệnh áp thuế quan, thậm chí ngay cả khi Nhà Trắng vẫn khăng khăng với luận điệu người phải trả những khoản thuế này là người tiêu thụ ở Trung Quốc chứ không phải ở Mỹ.

Tuy nhiên, đây dường như là một rủi ro mà đương kim Tổng thống Mỹ sẵn lòng chấp nhận, trừ phi thông báo mới nhất về thuế quan này chỉ là một mưu đồ chính trị nhằm cố gắng khơi gợi một sự nhượng bộ đáng kể nào đó về mặt thương mại từ phía Trung Quốc trước kỳ hạn ngày 01/09, nếu điều này xảy ra, Nhà Trắng sẽ được phép trì hoãn hoặc hủy bỏ triển khai các hàng rào thuế quan mới.

Nếu mọi chuyện diễn ra như vậy, ông Trump hẳn sẽ rất thất vọng. “Áp thêm thuế quan chắc chắn không phải là biện pháp hữu ích để giải quyết các xung đột về kinh tế và thương mại”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi cho biết vào ngày thứ Sáu (02/08) vừa qua. “Đó không phải là biện pháp đúng đắn”.

Trên thực tế, chính quyền của ông Trump phải nhận thức được rằng bằng việc đề xuất thuế quan mới sẽ khiến Trung Quốc khó lòng nhượng bộ và nếu Trung Quốc nhượng bộ, thế giới có thể hiểu là Trung Quốc đã chùn bước dưới áp lực của Mỹ - một điều họ không muốn.

Không phải là ông Trump bận tâm quá mức. “Cho đến khi có được một thỏa thuận, chúng ta sẽ đánh thuế cho Trung Quốc nhừ tử”, ông Trump phát biểu tại Ohio.

Ngoại trừ khả năng cực kỳ hiếm hoi Nhà Trắng có thể thực sự nghĩ rằng Trung Quốc đang “ngấm đòn” từ thuế quan. Nhưng thực ra, các công ty đăng ký ở Mỹ phải đóng thuế cho Cục Hải quan Mỹ khi mà lô hàng Trung Quốc bị áp thuế quan tiến vào Mỹ.

Xét cho cùng, theo sau thông báo thuế quan mới nhất của ông Trump, Phố Wall đã không “nhấn chìm” các loại cổ phiếu tiêu dùng Mỹ, như cổ phiếu của Target Corp, Macy’s và Nordstorm, chỉ để cho vui.

Gary Cohn, từng là Trưởng Cố vấn Kinh tế của ông Trump, cho biết vào tuần trước rằng thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đang vô hiệu hóa những tác động của việc cắt giảm thuế mà Nhà Trắng tiến hành trước đây.

Thêm vào đó, thuế quan đang gây ảnh hưởng đến các hải cảng lớn ở vùng biển phía tây của Mỹ, đây là nơi xử lý lưu lượng container đến từ Trung Quốc. “Thuế quan tiếp tục gây ảnh hưởng đến lưu lượng hàng hóa ở cảng Long Beach, số lượng hàng hóa tại bến cảng này trong tháng 06/2019 đã sụt giảm so với tháng 06/2018”, chính quyền cảng California cho biết vào ngày 11/07/2019.

Dĩ nhiên, nếu xét theo góc độ chính trị trong nước, sẽ có người cho rằng chính quyền của ông Trump không mấy để tâm đến việc sẽ có bất cứ tác động kinh tế tiêu cực nào ảnh hưởng đến vùng biển phía tây của Mỹ mà có liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Không có bất cứ bang ven biển nào thuộc vùng biển phía tây bầu cho ông Trump hồi năm 2016.

Trên thực tế, ông Trump thậm chí còn không tiến gần đến việc phải đánh bại bất cứ ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ nào ở California, Oregon hoặc Washington và việc này có khả năng không thay đổi trong năm 2020. Chính bang California, chiếm 55 phiếu bầu trong tổng số 538 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn của Mỹ, đã không bầu cho bất cứ ứng cử viên Tổng thống nào thuộc Đảng Cộng hòa kể từ năm 1988 đến giờ.

Áp dụng tầm nhìn của năm 2020, chiến thuật chiến tranh thương mại của chính quyền Donald Trump trở thành tâm điểm nhiều hơn.

Nhưng nếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới đang định hình cho chiến thuật chiến tranh thương mại của ông Trump, Bắc Kinh sẽ không thể làm bất cứ việc gì khiến Nhà Trắng hài lòng được, đây có thể là nguyên nhân khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc không bao giờ có thể thể ký kết thỏa thuận. Vậy nên, chiến tranh thương mại sẽ cứ tiếp tục diễn ra.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Fed: Sẽ không hạ lãi suất cho tới khi rõ hơn về tác động của thuế quan

Chủ tịch Jerome Powell một lần nữa nhấn mạnh cam kết không lay chuyển của Fed trong việc kiểm soát lạm phát. Ông cho biết sẽ duy trì chính sách hiện tại cho đến khi...

Hàn Quốc kêu gọi Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước thời hạn 8/7

Hàn Quốc thúc giục Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước hạn 8/7 để duy trì thương mại song phương công bằng và ổn định giữa hai nước.

Thêm một quan chức Fed ủng hộ hạ lãi suất vào tháng 7

Trong ngày 23/06, Thống đốc Fed Michelle Bowman bày tỏ sự ủng hộ hạ lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 7, với điều kiện lạm phát tiếp tục được kiềm chế.

Giá cước vận chuyển LNG tăng vọt lên mức cao nhất trong tám tháng

Vào ngày 23/6, giá cước vận tải tại Đại Tây Dương đối với loại tàu phổ biến, sử dụng động cơ hai kỳ và có sức chứa 174.000m3 LNG, được định giá 51.750 USD/ngày, mức...

Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/06

Từ ngày 23/06, Mỹ chính thức áp thuế quan cao hơn lên các thiết bị gia dụng có chứa thép theo thông báo mới của chính phủ. Người tiêu dùng có thể phải đối mặt với...

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98