Mặc cho thương chiến, các công ty Mỹ vẫn theo người tiêu dùng đến Trung Quốc

30/08/2019 20:30
30-08-2019 20:30:00+07:00

Mặc cho thương chiến, các công ty Mỹ vẫn theo người tiêu dùng đến Trung Quốc

Trong sự hỗn loạn của cuộc chiến thương mại, các công ty toàn cầu của Mỹ đang chuyển đến nơi có người tiêu dùng: Trung Quốc.

Do ít khách du lịch Trung Quốc đến thăm Mỹ hơn, Tiffany & Co. đã chuyển một số món đồ trang sức đắt nhất của họ đến các cửa hàng Bắc Kinh và Thượng Hải vào quý trước, đồng thời bán những mặt dây chuyền kim cương Tiffany Keys đặc biệt và bộ sưu tập Tiffany Love Bugs với số lượng hạn chế. Nhà bán lẻ có trụ sở tại New York này cũng đang nâng cấp cả ba tòa nhà quan trọng của họ ở Trung Quốc, kể cả Hồng Kông.

Ford Motor, công ty đang kỳ vọng ​​Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất cho dòng xe Lincolns trong vài năm tới, cho biết cuối cùng, họ đã có kế hoạch chế tạo tại chỗ hầu hết loại xe mà họ bán tại quốc gia này dưới thương hiệu đó, để tránh thuế quan. Tesla thì đang tập trung vào việc vận hành nhà máy tại Thượng Hải vào cuối năm nay. Tùy thuộc vào thời điểm, nhà sản xuất ô tô này có thể tìm cách để tránh đợt thuế quan mới nhất của Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng về sự trả đũa thuế quan mới nhất từ ​​Trung Quốc bằng cách viết trên Twitter rằng các công ty của Mỹ được “ra lệnh phải bắt đầu tìm kiếm ngay lập tức một nơi thay thế cho Trung Quốc”. Trong thực tế, mặc dù đang bị suy thoái kinh tế, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi mang lại tăng trưởng trong tương lai cho nhiều công ty toàn cầu đang phải đối mặt với thị trường bão hòa tại quê nhà. Vì vậy, điều đó khiến nước này trở thành nơi đầu tư lâu dài.

Hãy lấy Starbucks, công ty đang xoay trục về phía Trung Quốc khi họ giảm chi phí ở quê nhà, làm ví dụ. Trung Quốc đang trở thành thị trường ngày càng quan trọng đối với các nhà bán lẻ cà phê khi những người uống trà thuộc tầng lớp trung lưu của nước này ngày càng yêu thích hương vị của ly cà phê Java. Cứ mỗi 15 giờ, Starbucks, công ty hiện chiếm hơn 50% thị phần ở Trung Quốc, lại mở một cửa hàng ở nước này để vượt lên trước một đối thủ địa phương mà đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.

Trung Quốc cũng là thị trường máy bay lớn nhất thế giới, và công ty Boeing đã mở nhà máy hoàn thiện 737 đầu tiên của họ tại đây vào cuối năm ngoái giữa bối cảnh căng thẳng thương mại đang gia tăng. Cơ sở này, một liên doanh với công ty sản xuất máy bay do Nhà nước sở hữu, là một cuộc “đột kích” công nghiệp hiếm hoi bên ngoài Mỹ đối với Boeing.

Từ xa xỉ đến rẻ tiền, sự thèm khát những món hàng Mỹ của người dân Trung Quốc không hề cho thấy dấu hiệu giảm đi. Chỉ trong tuần này, siêu thị đầu tiên của Costco tại Trung Quốc đã “thúc thủ” vì quá đông trong ngày khai trương, trong đó khách hàng sẵn sàng tranh giành nhau những sản phẩm giảm giá và chờ đợi hàng giờ để thanh toán tiền mua hàng, khiến ban quản lý siêu thị này tại Thượng Hải phải quyết định tạm thời đóng cửa.

Chuỗi hải sản Red Lobster (Tôm hùm đỏ), chỉ có hai địa điểm ở Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, cũng nhìn thấy tương lai của họ ở quốc gia này.

“Trung Quốc rất có thể là thị trường quốc tế lớn nhất của chúng tôi, có khả năng cách biệt khá rộng với các nơi khác theo thời gian”, Giám đốc điều hành Kim Lopdrup nói trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước.

Nhã Thanh (Theo Bloomberg)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98