NHTW New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt giảm lãi suất mạnh hơn dự báo

07/08/2019 22:07
07-08-2019 22:07:01+07:00

NHTW New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt giảm lãi suất mạnh hơn dự báo

Các ngân hàng trung ương ở New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt hạ lãi suất mạnh hơn dự báo trong ngày thứ Tư (07/08), củng cố thêm cho xu hướng chuyển sang nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) hạ lãi suất 35 điểm cơ bản và đây là lần giảm lãi suất thứ 4 trong năm 2019. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) bất ngờ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản lần đầu tiên trong năm 2015.

Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) gây sốc khi giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, gấp 2 lần so với dự báo, và đẩy mức lãi suất chuẩn xuống 1%, thấp nhất mọi thời đại. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục sau khi cắt giảm trong tháng 6 và 7/2019.

Từ hàng loạt động thái nới lỏng chính sách tiền tệ, các ngân hàng trung ương thể hiện những lo ngại khôn nguôi về triển vọng tăng trưởng kinh tế, đồng thời dùng đến các đợt hạ lãi suất mạnh để ngăn chặn suy thoái. Các ngân hàng trung ương thường sử dụng công cụ hạ lãi suất trong các môi trường như thế này để thúc đẩy cung tiền trong nền kinh tế, khơi dậy nhu cầu và tạo động lực cho tăng trưởng.

Rabbani Wahhab, Giám đốc danh mục đầu tư trái phiếu tại London & Capital, nói với CNBC hôm thứ Tư (07/08) rằng thời gian và quy mô cắt giảm lãi suất từ New Zealand, Thái Lan và Ấn Độ gửi một thông điệp rõ ràng đến nền kinh tế của họ và phần còn lại của thế giới.

 Theo ông, các ngân hàng trung ương đang muốn nói “không chỉ là các khối kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng Euro cần nới lỏng chính sách tiền tệ, mà là các nền kinh tế khác cũng vậy”.

 Các yếu tố chính thôi thúc NHTW nới lỏng chính sách là triển vọng kinh tế nội địa ảm đạm hơn, tăng trưởng hàng năm suy giảm, lạm phát thấp, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng dần vụn vỡ.

Cùng với đó, lãi suất dài hạn trên toàn cầu đã giảm xuống các mức thấp trong lịch sử và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đề cập đến những lo ngại này khi họ báo hiệu có thể giảm lãi suất sau đó trong năm 2019. Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Những “cơn gió ngược” trong khu vực ngày càng nhiều tại thời điểm này, khi rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng tăng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98