Thương mại Mỹ-Trung đã thay đổi ra sao sau 1 năm thương chiến?

19/09/2019 10:21
19-09-2019 10:21:34+07:00

Thương mại Mỹ-Trung đã thay đổi ra sao sau 1 năm thương chiến?

Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến thương mại ngày càng khốc liệt hơn và nó đang gây tổn thương đến hoạt động kinh doanh và kinh tế trên toàn thế giới. Đáng nói là sau 1 năm thương chiến đầy căng thẳng, Mỹ và Trung vẫn chưa thấy giải pháp đâu cả.

Trong một cuộc thăm dò của Reuters, khoảng 80% trong số 60 chuyên gia kinh tế dự báo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tệ hơn hoặc giữ nguyên cho đến cuối năm 2020. Tổng giá trị hoạt động thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 660 tỷ USD trong năm 2018, theo Cục Thống kê Dân số Mỹ. Sau đây là 4 biểu đồ cho thấy thương mại Mỹ-Trung đã thay đổi nhiều đến mức nào.

Hàng rào thuế quan ngày càng tăng

Mặc dù Mỹ bắn phát súng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại vào đầu năm 2018, nhưng cuộc chiến thương mại song phương giữa Mỹ-Trung bắt đầu đến hồi cao trong vào tháng 7/2018.

Trong tháng đó, Mỹ áp thêm thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đáp trả lại, Bắc Kinh nâng thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Hàng rào thuế quan lại gia tăng sau đó.

Thương mại Mỹ-Trung giảm tốc

Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc và ngược lại trong năm 2018, nhưng trong năm 2019, Mexico và Canada đã vượt mặt Trung Quốc trở thành hai đối tác hàng đầu của Mỹ.

“Xét tới việc giảm bớt nhập khẩu hàng hóa từ đối phương (Mỹ/Trung Quốc), Trung Quốc có vẻ thành công hơn so với Mỹ”, Eric Fishwick, Chuyên gia kinh tế trưởng của CLSA, cho biết trên chương trình “Street Signs” của CNBC.

“Dù vậy, thương mại Mỹ-Trung giảm tốc nhanh hơn so với thương mại với nước khác, như với châu Âu”, ông nói thêm. “Chiến tranh thương mại thực sự có tác động to lớn”.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc

Mỹ thâm hụt thương mại lớn nhất là với Trung Quốc – một vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng để làm lý do áp hàng rào thuế quan.

Phần lớn kim ngạch nhập khẩu ròng của Mỹ - lượng hàng hóa mà Mỹ mua từ Trung Quốc nhiều hơn là lượng hàng hóa mà Mỹ bán cho Trung Quốc - là những thành phẩm có biên lợi nhuận cao, Don Steinbrugge, nhà sáng lập của công ty tư vấn quỹ đầu cơ Agecroft Partners, cho hay.

Lượng hàng hóa xuất khẩu ròng của Mỹ đến Trung Quốc phần lớn là “những hàng hóa có biên lợi nhuận thấp”, như nông sản, dầu khí và lâm sản, ông nói.

Xuất khẩu đậu nành từ Mỹ đến Trung Quốc

Đậu nành là một trong những sản phẩm chính mà Mỹ bán cho Trung Quốc. Và hiện hoạt động xuất khẩu đậu nành đang rơi vào thế khó khi Mỹ và Trung Quốc chiến tranh thương mại.

Nông dân nằm trong nhóm người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho ông Trump. Và Trung Quốc – quốc gia mua nông sản lớn nhất thế giới, bao gồm cả đậu nành – đã sử dụng phương án giảm mua nông sản là một cách trừng phạt nông dân Mỹ và gây áp lực lên Tổng thống Mỹ.

Vào giữa năm 2018, Trung Quốc gần như ngừng nhập khẩu đậu nành hoàn toàn từ Mỹ khi nhu cầu suy giảm vì số lượng heo đang suy giảm do dịch tả lợn châu Phi bùng phát.  Đậu nành được sử dụng như là thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc.

Vương Đông (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...

Kinh tế thế giới đi về đâu?

Đứng trước sự bất định của nền thương mại toàn cầu do chính sách thuế của chính quyền Mỹ thay đổi khó lường, câu hỏi đặt ra là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng...

Các tập đoàn thực phẩm toàn cầu loay hoay với cam kết giảm khí metan

Starbucks, Kraft Heinz cùng nhiều ông lớn ngành thực phẩm khác vẫn đang tỏ ra chậm chạp trong việc xử lý lượng khí thải metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh...

10 ngày sau thỏa thuận Mỹ-Trung, doanh nghiệp Mỹ vẫn "mờ mịt" về nguồn cung đất hiếm

Gần 10 ngày kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã "hoàn tất", phần lớn công ty Mỹ vẫn không biết khi nào họ sẽ nhận được...

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm 80% trong tháng 5

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lô hàng gửi đến Nhật Bản giảm 54%. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98