Trung Quốc cho phép mua lại đậu nành và thịt heo Mỹ

12/09/2019 16:41
12-09-2019 16:41:43+07:00

Trung Quốc cho phép mua lại đậu nành và thịt heo Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận đã cho phép các doanh nghiệp nước này xúc tiến việc mua trở lại nông sản Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington có các động thái thiện chí tương tự trước giờ đàm phán.

Trung Quốc cho phép mua lại đậu nành và thịt heo Mỹ - Ảnh 1.
Trung Quốc nhiều lần sử dụng các đề xuất thêm mua nông sản Mỹ để tạo bầu không khí thuận lợi trước đàm phán - Ảnh: REUTERS

Các dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện rõ hơn.

Trong tuyên bố được phát đi ngày 12-9, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết một số doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu phía Mỹ báo giá một số mặt hàng nông sản.

Ông Cao cho biết đậu nành và thịt heo sẽ là hai trong số các mặt hàng doanh nghiệp Trung Quốc muốn mua từ Mỹ. Ông này cũng bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ tiếp tục có các động thái thiện chí trước giờ đàm phán.

Một ngày trước đó, Trung Quốc cũng thông báo sẽ dỡ bỏ thuế 1 năm với 16 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm 4 loại nông sản cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của người dân và ngành chăn nuôi cùng một số loại thuốc chữa ung thư.

Động thái ngày 11-9 của Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Thể theo đề nghị của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và thực tế là họ sắp sửa tổ chức kỷ niệm 70 năm quốc khánh vào ngày 1-10, tôi đã quyết định sẽ dời việc tăng thuế quan lên 250 tỉ USD hàng Trung Quốc (từ 25% lên 30%) từ mốc ban đầu là ngày 1-10 sang mốc mới là 15-10", Tổng thống Donald Trump loan báo trên Twitter cá nhân vào sáng 12-9 (giờ VN).

Dự kiến các nhà đàm phán cấp cao của hai bên sẽ gặp nhau tại Washington vào đầu tháng 10.

Nông nghiệp được xem là lĩnh vực nhạy cảm đối với chính quyền Trump. Nông dân Mỹ là những người thiệt hại rõ ràng nhất trong cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động.

Với ưu thế là nhà nhập khẩu đậu nành số 1 của Mỹ, vào giai đoạn căng thẳng, Trung Quốc đã đơn phương ngừng mua đậu nành và thịt heo khiến nông dân Mỹ một phen điêu đứng.

Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng, giới quan sát cho rằng ông Trump vẫn đang nỗ lực trấn an và xoa dịu tầng lớp này khi cuộc bầu cử 2020 đang tới gần. Tổng thống đã nhiều lần yêu cầu các nước đồng minh, đối tác của Mỹ mua thêm nông sản của nước này.

Ông Cheng Guoqiang, người từng tham gia phái đoàn đàm phán Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001, cho rằng Bắc Kinh nên tiếp tục nhập khẩu nông sản Mỹ như một biện pháp đối phó trong đàm phán thương mại.

Tuy nhiên, theo ông Cheng, về lâu dài Trung Quốc phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung nông sản để đáp ứng nhu cầu của hơn 1,4 tỉ dân.

BẢO DUY

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98