Nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng gánh nặng cho xã hội

03/10/2019 14:46
03-10-2019 14:46:27+07:00

Nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng gánh nặng cho xã hội

Ông Nguyễn Thanh Minh, Cty TNHH Dệt Thái Tuấn, đã nêu ý kiến như trên tại "Hội nghị lấy ý kiến Cán bộ Công đoàn, công chức, viên chức và NLĐ về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi" do Đoàn Đại biểu Quốc Hội TP. Hồ Chí Minh phối hợp với LĐLĐ TP tổ chức sáng ngày 03/10.

* Tăng tuổi nghỉ hưu: Nhiều người rất “hãi”

* Tranh luận lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu

* Phương án giờ làm việc vẫn 'chỏi'

* Có nên quy định "cứng" về giờ làm việc?

Hội nghị có sự tham gia trên 60 cán bộ CĐ, đại diện một số doanh nghiệp, sở ngành trên địa bàn TP.

Ông Minh nêu ra số liệu "gây sốc": Thống kê trong số khoảng 600 lao động nam, nữ của Cty Thái Tuấn, chỉ có 4-5% số người “bò” được đến tuổi nghỉ hưu, còn lại bằng cách này, cách khác NLĐ phải nghỉ việc.

Ông Minh cũng cho rằng hầu hết ở các DN dệt may, da giày đều là lao động trẻ, chứ hiếm có lao động lớn tuổi.

Ông Nguyễn Thanh Minh: Chỉ có chưa đến 5% CN dệt của Cty Thái Tuấn “bò” được đến tuổi nghỉ hưu. Ảnh Nam Dương

“Chúng ta chưa có thống kê toàn cảnh trong các doanh nghiệp tư nhân nhất là ngành thâm dụng lao động xem số NLĐ được nghỉ hưu là bao nhiêu mà đã tăng tuổi nghỉ hưu thì sẽ có một lực lượng rất lớn NLĐ lớn tuổi không có quyền lợi khi về già, như thế sẽ là gánh nặng cho xã hội” ông Minh nói.

Đại diện CĐ Bộ NNPTNT tham dự hội nghị cũng phản ánh: “Chúng tôi đi thực tế, nhiều chị em đóng gói thủy sản trong dây chuyền nhiệt độ âm 40 độ, thì 50 tuổi đã làm không nổi rồi, giờ tăng tuổi nghỉ hưu không làm được”.

Ông Phạm Văn Hoa, Phó Chủ tịch LĐLĐ Quận Bình Thạnh. TP. Hồ Chí Minh bổ sung: Không chỉ NLĐ trong các doanh nghiệp thâm dụng lao động mà các cô giáo cũng không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. “Nhiều giáo viên mầm non nói với tôi, 50 tuổi vào lớp, các cháu đã gọi bằng bà ngoại rồi chứ không gọi bằng cô nữa và chúng tôi không thể múa, hát để các cháu vui vẻ đi học nữa”, ông Hoa kể.

Ông Phạm Văn Hoa: Nữ giáo viên mầm non lo ngại tăng tuổi nghỉ hưu. Ảnh Nam Dương

Khẳng định chỉ phát biểu với tư cách cá nhân, không đại diện cho cơ quan, ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương và BHXH, Sở LĐTBXH TP.Hồ Chí Minh, cho rằng giờ làm tiêu chuẩn của Việt Nam 2.496 giờ/năm, trong khi nhiều nước chỉ khoảng 2000 giờ/năm, như thế NLĐ không bệnh mới lạ. Do đó, dự thảo không nên tăng giờ làm thêm, như thế cũng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Năm cũng chỉ ra rằng: Việt Nam chỉ có 10 ngày nghỉ lễ, Tết/năm, trong khi các nước bình quân là 17 ngày/năm, nước cao nhất là 22 ngày/năm. “Theo Sắc lệnh 22/SL ngày 18.2.1946 của Hồ Chủ tịch, số ngày nghỉ lễ, Tết có hưởng lương đã là 18 ngày/năm. Thời gian chiến tranh, chúng ta đã được nghỉ nhiều như thế, giờ chúng ta chỉ quy định 10 ngày/năm như vậy phải chăng là phú quý giật lùi?”. Ông Năm đặt câu hỏi?

Ông Nguyễn Tất Năm (người đứng): Việt Nam có ngày nghỉ thấp so với các nước. Ảnh Nam Dương

Nhiều ý kiến tại hội nghị khẳng định không có ai muốn tăng ca, nhưng vì tiền lương thấp nên mới phải làm thêm để có thêm thu nhập. Ông Nguyễn Thái Thành, Phó Chủ tịch CĐ các KCN-KCX TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tiền lương tối thiểu vùng hiện quá thấp, tổng lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp khác chỉ khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, nên NLĐ mới muốn tăng ca để kiếm thu nhập, chứ không ai muốn tăng ca cả”.

Từ đó ông Thành đề xuất cần tính tiền lương tăng ca lũy tiến từ giờ thứ 9 trong ngày trở đi để doanh nghiệp tính toán, hạn chế tăng ca, chứ không phải tính lũy tiền từ giờ thứ 201 sau khi đã đạt mức tối thiểu 200 giờ làm thêm”.

Nhiều NLĐ phải làm thêm do tiền lương không đủ sống. Ảnh Nam Dương

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh Kiều Ngọc Vũ phân tích: Tăng giờ làm thêm, năng suất lao động thấp. Thực tế cho thấy tai nạn lao động xảy ra trong giờ làm thêm cao hơn so với giờ làm việc bình thường. Do đó, đề nghị giữ nguyên giờ làm thêm như hiện nay để giảm được bất bình đẳng giữa công chức, viên chức và NLĐ về thời giờ làm việc/tuần.

Nam Dương

Lao Động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98