Lượng tiền hàng ngàn tỷ và nghịch lý cổ phiếu CTD

19/11/2019 10:23
19-11-2019 10:23:09+07:00

Lượng tiền hàng ngàn tỷ và nghịch lý cổ phiếu CTD

Cổ phiếu của CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đang được giao dịch quanh mức giá 70,700 đồng/cp, trong khi mỗi cổ phần sở hữu lượng tiền lên đến 52,100 đồng và không một đồng nợ vay.

Kết thúc ngày giao dịch 18/11, cổ phiếu CTD chốt tại mức giá 70,700 đồng/cp, tăng 2.61% so với giá tham chiếu. Kết quả phần nào làm vui lòng những nhà đầu tư may mắn đã mua được CTD tại mức giá thấp đầu phiên sáng. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư đã mua nắm giữ CTD từ lâu, mức tăng này khó có thể khiến họ nở nụ cười.

Chỉ tính riêng trong năm nay, CTD đã giảm đến hơn 54%. Còn tính từ mức đỉnh cao nhất lập được hồi cuối năm 2017, cổ phiếu xây dựng từng một thời được săn đón đã giảm đến hơn 68%, tương đương gần 11,500 tỷ đồng giá trị thị trường tan như bọt bóng.

CTD đang được giao dịch ngang với vùng giá cách đây 4 năm
Nguồn: VietstockFinance

Kết quả kinh doanh suy giảm của Coteccons trong khoảng 2 năm gần đây, sau giai đoạn đỉnh cao từ 2016 - 2017, là nguyên nhân đơn giản nhất để giải thích cho sự đi xuống của cổ phiếu CTD.

Năm 2018 là khoảng thời gian chững lại của Coteccons và sang đến năm 2019 thì kết quả kinh doanh của nhà thầu xây dựng này sụt giảm đáng kể. Cụ thể, doanh thu của Coteccons trong 9 tháng đầu năm nay giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,260 tỷ đồng còn lãi ròng chỉ đạt 470 tỷ đồng, sụt đến 60%.

Đáng nói hơn, một phần đáng kể trong khoản lợi nhuận kể trên đến từ tiền lãi gửi ngân hàng chứ không từ hoạt động kinh doanh của Coteccons. Trong 9 tháng đầu năm 2019, lãi từ tiền gửi ngân hàng đã đóng góp đến gần 32% trong 604 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này. Vào thời điểm cuối tháng 9, Công ty sở hữu lượng tiền, tiền gửi lên đến 3,975 tỷ đồng.

Tuy nhiên một thực tế là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons đã ghi nhận âm trong gần 2 năm trở lại đây. Điều này đã khiến lượng tiền của Công ty vơi đi đáng kể, so với mức đỉnh vào cuối năm 2017.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh của Coteccons âm trên ngàn tỷ trong 2 năm trở lại
Đvt: Tỷ đồng
Tính từ đầu năm 2018 đến hết tháng 9 năm 2019, dòng tiền kinh doanh của Coteccons đã âm tổng cộng gần 1,449 tỷ đồng, sau một khoảng thời gian liên tục ghi nhận dương kể từ năm 2012. Nguồn: VietstockFinance

Khi mà viễn cảnh của ngành xây dựng nội địa vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ nét, cùng với đó là việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons vẫn ghi nhận âm, cổ phiếu CTD có lẽ còn gặp lắm chông gai trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, khoản tiền hàng ngàn tỷ đồng mà Coteccons sở hữu nhìn theo khía cạnh khác cũng cho thấy mức định giá mà thị trường dành cho cổ phiếu CTD là tương đối thấp so với một doanh nghiệp đầu ngành có tình hình tài chính vững mạnh, không nợ vay và tài sản chủ yếu là lưu động.

Cụ thể, giá trị vốn hóa thị trường của Coteccons xấp xỉ 5,394 tỷ đồng, trong khi tính đến hết tháng 9 năm nay doanh nghiệp này có 3,975 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi và có vốn chủ sở hữu 8,226 tỷ đồng. Điều này tương đương với việc cổ phiếu CTD đang được bán với giá 70,700 đồng/cp, trong khi mỗi cổ phần sở hữu lượng tiền đến 52,100 đồng và giá trị sổ sách hơn 107,800 đồng (tương ứng hệ số P/B là 0.67).

Lượng tiền dồi dào của Coteccons có thể giúp bảo đảm cổ tức tiền mặt trong những năm sắp tới cho cổ đông, đồng thời đủ nguồn lực nếu Ban lãnh đạo Công ty muốn thực hiện những đợt mua cổ phiếu quỹ khi CTD đi vào vùng giá thấp.

Tuy nhiên, việc này có thể khó thực hiện được khi mà bối cảnh chung ngành xây dựng đang rất khó khăn, CTD phải sử dụng nguồn tiền tiết kiệm sẵn để thanh toán cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đội thi công khi dòng tiền thu được từ khách hàng chậm.

Lượng tiền hàng ngàn tỷ đồng của Coteccons
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Thừa Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Khối ngoại mua ròng trở lại

Phiên 24/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều thay đổi vị thế so với phiên trước đó. Trong khi tự doanh quay lại bán ròng thì khối ngoại nghiêng về...

Vì sao cổ phiếu CIG vừa thoát diện cảnh báo nhưng vẫn còn bị cảnh báo?

Ngày 23/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa cổ phiếu CIG của CTCP COMA 18 ra khỏi diện cảnh báo vì đã khắc phục được ý kiến ngoại trừ trên BCTC kiểm toán...

Hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu V11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Xây dựng số 11 (UPCoM: V11).

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Giao dịch tập trung ở FPT

Phiên 23/04, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, còn khối ngoại đã quay lại bán ròng sau chuỗi 3 phiên mua.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại ồ ạt bắt đáy, mua ròng hơn 600 tỷ  

Chốt phiên 22/04, VN-Index giảm gần 10 điểm sau khi từng có thời điểm "bay hơi" tới hơn 70 điểm trong phiên. Khối tự doanh và khối ngoại đồng loạt quay lại mua...

Chiến tranh thương mại làm thay đổi khẩu vị đầu tư toàn cầu

Trong làn sóng bất ổn do căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, thị trường chứng khoán đã và đang chứng kiến sự dịch chuyển rõ rệt của các dòng vốn. Khi cổ phiếu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98