Nam Sông Hậu - Ấn tượng chiến lược mở rộng thị trường bán lẻ xăng dầu

09/03/2020 10:15
09-03-2020 10:15:00+07:00

Nam Sông Hậu - Ấn tượng chiến lược mở rộng thị trường bán lẻ xăng dầu

Hình ảnh những cửa hàng xăng dầu với 2 màu vàng đỏ đang dần quen thuộc với người dân Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến năm 2019, Nam Sông Hậu đã chiếm 28% tổng số đại lý phân phối, dẫn đầu thị phần bán lẻ và phân phối xăng dầu trong khu vực này. Tất nhiên, phía doanh nghiệp vẫn chưa muốn dừng lại ở con số đó.

Một cửa hàng xăng dầu của Nam Sông Hậu ở Sóc Trăng

Hệ thống phân phối phủ khắp

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu được thành lập vào ngày 14/02/2012 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính gồm kinh doanh xăng dầu; kinh doanh dung môi hóa chất, kinh doanh vận tải; kinh doanh bất động sản; kinh doanh khu du lịch sinh thái và nông nghiệp.

Đến năm 2019, Công ty này sở hữu 67 cửa hàng bán lẻ, trong đó đang hoạt động 52 cửa hàng, còn lại trong quá trình chuẩn bị. Nam Sông Hậu đã phân phối xăng dầu cho 550 đại lý, nhượng quyền bán lẻ, 30 thương nhân phân phối. Công ty cũng đang phân phối dung môi cho 14 đơn vị khách hàng.

Với 450 đại lý, chiếm 28% trên tổng số đại lý xăng dầu tại 11 tỉnh thành (1,603 đại lý), Nam Sông Hậu là doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn nhất trong khu vực ĐBSCL.

Tổng số đại lý trên ĐBSCL năm 2018
Nguồn: Sở Công Thương các tỉnh ĐBSCL

Tuy nhiên theo nội dung công bố thông tin, Công ty này vẫn dự kiến mở rộng mạng lưới phân phối trong thời gian tới. Việc này sẽ được thực hiện bằng nhiều hình thức như mua lại (M&A), ký hợp đồng đại lý độc quyền,… nhằm gia tăng số lượng cửa hàng, đại lý khoảng 20 - 30% nữa.

Nam Sông Hậu đặt kế hoạch năm 2020 với con số doanh thu tới 16,000 tỷ đồng. Trong khi lợi nhuận được giao chỉ tiêu xấp xỉ kết quả năm 2019, ở mức 122 tỷ đồng.

Doanh thu và tài sản chạm mốc 10,000 tỷ đồng

Năm 2018, Nam Sông Hậu đạt sản lượng tiêu thụ hơn 807 triệu thùng, tăng gần 19% so với năm 2017. Doanh thu chưa thuế theo đó gia tăng hơn 47%, đạt gần 12,041 tỷ đồng. Công ty mang về 10,379 tỷ đồng doanh thu thuần và 162 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng trưởng 48% và gần 43% so với năm 2017.

Sau đà tăng trưởng mạnh, kết quả kinh doanh của đơn vị này có phần hạ nhiệt trong năm 2019. Cụ thể, Nam Sông Hậu đạt 9,151 tỷ đồng doanh thu và gần 123 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm gần 12% và hơn 24% so với thực hiện năm 2018. Tuy vậy, biên lãi gộp có sự cải thiện từ 6.39% trong năm 2018 lên mức 7.67%. So với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Công ty đã thực hiện hơn 65% về doanh thu và vượt 30% về lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu từ 2017 - 2019. Đvt: Tỷ đồng

Tại thời điểm 31/12/2019, Nam Sông Hậu có tổng tài sản ở mức 9,451 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn thể hiện gần 5,845 tỷ đồng, tài sản dài hạn thể hiện hơn 3,606 tỷ đồng.

Đi cùng với sự tăng trưởng, các khoản phải nộp vào ngân sách cũng là một yếu tố đáng lưu tâm, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Riêng năm 2019, Nam Sông Hậu ghi nhận thực nộp hơn 1,932 tỷ đồng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) gần 602 tỷ đồng (số liệu đã đối trừ với số thuế VAT được khấu trừ đầu vào trong năm), thuế bảo vệ môi trường hơn 813 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu hơn 262 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 251 tỷ đồng.

Chiến lược mở rộng thị phần liệu có khả thi?

Sau 8 năm thành lập, doanh nghiệp của ông Mai Văn Huy đã vươn lên dẫn đầu thị trường xăng dầu trong khu vực ĐBSCL, vượt qua những cái tên “gạo cội” như Petrolimex, Mekong, Sài gòn Petro,…

Đến nay, Nam Sông Hậu có vốn điều lệ gần 1,262 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ngày 26/09/2019, Công ty này có 465 cổ đông, đều là cổ đông cá nhân. Trong đó, chỉ duy nhất Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Mai Văn Huy là cổ đông lớn khi sở hữu hơn 84 triệu cp tương đương 66.65% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, Công ty này sở hữu hơn 11.3 ha đất tại dự án Cảng chuyên dụng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhơn, nhà máy khí hóa lỏng và nhà máy chế biến xăng dầu sinh học tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang. Tổng giá trị khu đất được xác định vào mức 136.6 tỷ đồng.

Nam Sông Hậu hiện có 4 công ty con gồm Công ty TNHH MTV Du lịch Dầu khí Khách sạn Nam Sông Hậu Tourrist (sở hữu 100%), CTCP thương mại Dầu khí Thuận Tiến (80.7%), Công ty TNHH Du lịch sinh thái An Lạc Thôn (52.6%) và CTCP Lọc hóa dầu Cần Thơ (55.4%). Cùng với đó là 2 công ty liên kết, 21 chi nhánh tại TP.HCM và khu vực ĐBSCL.

Về con người, Công ty này hiện có hơn 500 nhân sự chính thức và hơn 1,000 nhân sự thời vụ, với thu nhập trung bình trên 9 triệu đồng/tháng (mức cao tại khu vực ĐBSCL).

Ông Mai Văn Huy (áo trắng, giữa) thay mặt doanh nghiệp nhận bằng khen của Cục Hải quan Tp. HCM

Các dự án lớn trong thời gian sắp tới được kể đến gồm: Dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp, Tiền Giang (15,000 tỷ đồng); dự án Cảng chuyên dùng - kho chứa xăng dầu - sản xuất dầu nhờn tại Hậu Giang (290 tỷ đồng) và một số dự án khác.

Cũng theo nội dung công bố thông tin, ngoài hoạt động kinh doanh xăng dầu, Công ty này còn đang thực hiện một số dự án bất động sản, du lịch như dự án Khu tái định cư xã Vàm Láng với tổng mức đầu tư 31.9 tỷ đồng, dự án Khu du lịch sinh thái Phong Điền (gần 194 tỷ đồng), Khách sạn Hùng Cường (16.5 tỷ đồng)…

*Công ty xăng dầu của đại gia Mai Văn Huy rục rịch lên sàn HOSE

Duy Na

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BSR ước doanh thu gần 89 ngàn tỷ trong 9 tháng

Trong buổi làm việc cùng Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã báo cáo về một số chỉ tiêu kinh doanh...

Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của BSR ở mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”

Tổ chức Fitch Ratings vừa công bố Báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn (IDR) năm thứ 2 của Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán:...

CapitaLand kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Tính đến ngày 30/6/2024, 2 nhánh kinh doanh chủ đạo của Tập đoàn CapitaLand (CapitaLand Group) là CapitaLand Investment (CLI) hiện đang quản lý tài sản 134 tỷ SGD...

Ông Nguyễn Duy Thuận bị cáo buộc gây thất thoát tài sản Lộc Trời

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đề nghị UBND tỉnh An Giang có biện pháp ngăn chặn với ông Nguyễn Duy Thuận, nguyên Tổng Giám đốc Lộc Trời vì "hành vi gian dối...

MGG ước tổng doanh thu cả năm hơn 2.4 ngàn tỷ, sắp chia cổ tức tỷ lệ 15%

Tổng Công ty Đức Giang - CTCP (UPCoM: MGG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với tổng doanh thu gần 585 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, kim...

Big Invest Group mở rộng hoạt động sang lĩnh vực nông sản

CTCP Big Invest Group (UPCoM: BIG) cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng thương mại - xuất nhập khẩu nông sản, trong giai đoạn cuối năm 2024 với các...

CDR có Chủ tịch mới, dự kiến hoàn thành kế hoạch 2024?

CTCP Xây dựng Cao su Đồng Nai (UPCoM: CDR) vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, thống nhất kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024 với doanh thu thuần gần 93 tỷ đồng và lợi...

Giải pháp lạ mà quen được doanh nghiệp bất động sản tăng cường để vượt khó

Từ giải pháp tình thế, đến nay có doanh nghiệp đã duy trì hoạt động này được hơn 3 năm. Trong khi đó một số khác lại chớm đẩy mạnh.

Công nghệ - “hấp lực” đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng top 3 thị phần phái sinh

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán phái sinh không ngừng phát triển, công nghệ đang trở thành yếu tố quyết định, thay đổi hướng đi của nhà đầu tư. Công nghệ cũng...

Novaland nói bà Trương Mỹ Lan đòi 2,500 tỷ là vô căn cứ

Novaland khẳng định không liên quan đến dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Việt Phát và CTCP Đầu tư Tân Thành Long An. Việc bà Trương Mỹ Lan đề cập Novaland có...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98