Cơn ác mộng dầu thô của Mỹ

23/04/2020 20:15
23-04-2020 20:15:50+07:00

Cơn ác mộng dầu thô của Mỹ

Chỉ vài tháng trước, ngành dầu mỏ còn được ca ngợi vì giúp Mỹ độc lập năng lượng và trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

* Phía sau câu chuyện giá dầu âm

* Giá dầu có thể xuống âm 100 USD

* Mối tương quan giữa giá dầu với đồng đô la Mỹ và giá vàng

Tại Gallup (New Mexico, Mỹ), công nhân tại nhà máy lọc dầu Marathon đang tắt dần các van. Các công ty dầu khí ở West Texas thì đền hợp đồng cho nhân viên nghỉ việc thay vì khoan giếng mới. Và tại Montana, các nhà sản xuất đang đóng cửa giếng dầu, đồng thời cắt giảm lương và phúc lợi.

Chỉ vài tháng trước, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ vẫn được ca ngợi trong nỗ lực độc lập năng lượng. Nhờ họ, Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Nhưng niềm phấn khích đó đã nhường chỗ cho sự tuyệt vọng, khi Covid-19 phá hủy nền kinh tế, đánh sập nhu cầu xăng dầu diesel và nhiên liệu máy bay.  

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đã trải qua nhiều lần bùng nổ cũng như lao đao, nhưng chưa bao giờ tồi tệ như tuần này, khi giá dầu WTI giao tháng 5 xuống âm hôm 20/4. "Tôi đang sống trong một cơn ác mộng", Ben Sheppard, Chủ tịch Permian Basin Petroleum Association - hiệp hội đại diện cho các công ty dầu ở Texas và New Mexico bình luận.

Một nhà máy lọc dầu ở California. Ảnh: Bloomberg

Midland (Texas) - trung tâm của cơn sốt dầu đá phiến trong thập kỷ qua - đang rất đìu hiu. Các bãi đậu ôtô trống rỗng trừ vài chiếc xe tải bơm dầu. Các CEO đang làm việc tại nhà. Những gã khổng lồ như Exxon Mobil đã cắt giảm gần một phần ba ngân sách thăm dò và sản xuất năm 2020, mà đó là trước khi giá dầu xuống âm hồi đầu tuần.

Nhiều công ty nhỏ hơn đang tìm cách tránh phá sản sau nhiều năm vay hàng tỷ USD để khai thác và vận chuyển dầu thô. Theo thống kê của Moody’s Investors Service, các hãng dầu đang có số nợ khoảng 86 tỷ USD đáo hạn trong giai đoạn 2020 - 2024. Các công ty đường ống có 123 tỷ USD nợ phải hoàn trả hoặc tái cấp vốn trong cùng thời gian.

"Chúng tôi lo lắng thị trường rối loạn sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp", Ben Luckock - đồng giám đốc kinh doanh tại hãng sản xuất dầu thô Trafigura cho biết, "Trong ngắn hạn, một số hình thức hỗ trợ của chính phủ có thể cần thiết vì mức giá đang giao dịch là không bền vững đối với các nhà sản xuất Mỹ".

Với 73 nhân viên, Texland Petroleum - một công ty ở Permian Basin sở hữu hơn 1.200 giếng dầu - là điển hình cho hàng trăm công ty dầu ở các vùng nông thôn của Texas, Oklahoma, Louisiana và Bắc Dakota. Thành lập năm 1973, công ty đã tồn tại qua nhiều cuộc suy thoái, luôn tìm cách bán dầu với giá ít nhất cũng giúp họ hòa vốn.

Điều đó giờ không còn đúng nữa. Ít nhất 4 khách hàng của họ đã hủy đơn trong những ngày gần đây. Một khách hàng còn hủy hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/5 với 2.000 thùng mỗi ngày, tương đương gần 30% sản lượng của công ty. "Đây là thời kỳ tồi tệ trong sự nghiệp chúng tôi", Chủ tịch Texland Jim Wilkes nói, "Tương lai rất u ám vì giá dầu đang thấp hơn chi phí sản xuất".

Không còn cách nào khác, Wilkes quyết định ngừng toàn bộ sản xuất. Việc đóng giếng dầu là một quá trình tốn kém. Họ phải xử lý hóa chất để thiết bị không bị ăn mòn khi dầu ngừng chảy. Thậm chí, dù xử lý tốt thì không có gì đảm bảo giếng khi khởi động lại sẽ bơm được nhiều dầu như trước.

Montalban Oil & Gas Operations, một công ty có 200 giếng ở Montana, đang lên kế hoạch đóng cửa tất cả các giếng sau 10 ngày nữa khi hết không gian lưu trữ. Họ đã cắt giảm 25% nhân sự. Chủ tịch công ty - Patrick Montalban và các giám đốc cấp cao khác thì giảm 50% lương.

"Ngoài kia không khác gì một khung cảnh chết chóc cả. bạn có thể tưởng tượng cảnh giá dầu âm 37 USD không?, ông Patrick Montalban nói, "Có điều gì đó không đúng trên thị trường. Thật lố bịch".

Các công ty dầu mỏ thường thuê các công ty dịch vụ để khoan cắt đá phiến. Do đó, sự suy thoái của ngành dầu cũng khiến nhóm doanh nghiệp này thiệt hại. Các tên tuổi như Halliburton, Baker Hughes và Schlumberger đã sa thải nhân lực và giảm ngân sách trong những tuần gần đây.

Các công ty khai thác dầu ngoài khơi cũng điêu đứng. Diamond Offeland không thể thanh toán lãi cho các khoản nợ vào tuần trước. Họ đã thuê các cố vấn tài chính và pháp lý để tái cấu trúc lại hoạt động. Latshaw Drilling, hoạt động ở Texas và Oklahoma, đã sa thải 300 trong số 500 nhân viên trong sáu tuần qua. Họ đang vận hành trực tiếp 6 trong số 41 giàn khoan của mình và sẽ lắp thêm một giàn khoan vào tuần tới do chủ tịch công ty trước đó tin rằng ngành dầu sẽ phục hồi khi Covid-19 chấm dứt.  

Công nhân thi công các bể chứa dầu mới tại trung tâm dầu Cushing ở Oklahoma hôm 20/4. Ảnh: NYT

Một thập kỷ trước, giá dầu thấp có lợi cho kinh tế Mỹ vì giảm chi phí năng lượng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ giờ đã có quy mô rất lớn và quan trọng, vì đang sử dụng trực tiếp và gián tiếp 10 triệu người. Sự cố với ngành này cũng sẽ giáng đòn mạnh lên nhiều loại hình kinh doanh, bao gồm các nhà sản xuất chế tạo thiết bị; các công ty sản xuất thép ống; ngân hàng và các quỹ phòng hộ. Vì vậy, hôm thứ ba (22/4), Tổng thống Donald Trump cũng nhắc lại rằng ông sẽ cứu ngành dầu mỏ.

Ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu đang sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu -  khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày. Dù chính phủ mua dầu để dự trữ ngay lúc này, thì chỉ có thể hấp thụ được nửa triệu thùng mỗi ngày, tức ít hơn 2% sản lượng thế giới đang thừa.

Một số CEO hy vọng Ủy ban Đường sắt Texas thực thi một quyền lực mà họ đã không sử dụng từ năm 1973, là buộc các công ty dầu khí trong bang cắt giảm sản xuất. Nhưng Ủy ban đã từ chối điều này. Tại một cuộc họp hôm 22/4, 2 trong số 3 ủy viên nói rằng họ cần tư vấn pháp lý nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định.

Trong khi đó, dòng chảy dầu vẫn tăng lên. Các nhà máy lọc dầu, bể chứa và đường ống đang nhanh chóng bị đổ đầy. Các tàu dầu chở tới 300 triệu thùng dầu đang trôi nổi trên biển chờ người mua. Lúc này, có lẽ chỉ có các nhà vận hành bể chứa là có thể kiếm được tiền, với khoảng 100.000 USD mỗi ngày từ cho thuê chỗ chứa.

Phiên An

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98