TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

01/04/2020 08:48
01-04-2020 08:48:41+07:00

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Không ủng hộ việc duy trì sản xuất nhưng lại dừng kinh doanh, ông Vũ Đình Ánh cho rằng nền kinh tế vẫn có thể được vận hành an toàn dù trong đại dịch.

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp thực tế không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động cũng không hợp lý, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Cuối cùng, kích cầu kinh tế đồng nghĩa với việc phải nới lỏng điều kiện hoạt động kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng hành động này lại mâu thuẫn với biện pháp hạn chế tập trung đông người, dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại đang được nhiều địa phương áp dụng.

- Trong cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 27/3, Thủ tướng đã đề nghị tính toán, nghiên cứu một gói hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ để kích cầu. Ông đánh giá sao về tính khả thi của giải pháp này?

- Tôi cho là không phù hợp. Phát hành trái phiếu là việc được thực hiện khi nền kinh tế vận hành bình thường. Sau 3 tháng đầu năm nay, các tổ chức và định chế tài chính rơi vào trạng thái gián đoạn dòng tiền do các hoạt động kinh tế, thương mại đình trệ. Vậy ai sẽ mua số trái phiếu được Chính phủ phát hành?

Tiếp đó, nợ công của Việt Nam gia tăng qua từng năm, việc phát hành trái phiếu chính phủ chắc chắn sẽ khiến tỷ lệ nợ công/GDP thay đổi, tạo áp lực đáng kể lên thu - chi ngân sách năm nay và các năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, Chính phủ cần có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh thay vì dừng hẳn hoạt động kinh doanh để chống dịch. Không thể đồng ý cho nhà máy, phân xưởng hoạt động sản xuất, nhưng dừng hoạt động kinh doanh được. Như vậy hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Việc cần làm trước tiên là xây dựng phương án vận hành cả sản xuất – kinh doanh nhưng vẫn tránh lây nhiễm bệnh.

Thứ hai, giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Thứ ba, Chính phủ phải quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thứ tư, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo sự phá sản hàng loạt không xảy ra?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Tôi thấy không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng skype, zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng qua các tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy thể hiện sự manh mún, không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

168 xã, phường mới ở TP.HCM sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp, TP.HCM mới có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và một đặc khu.

Dragon Capital: Khơi thông nguồn vốn bị đình trệ, thúc đẩy tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt

Theo bản tin thị trường tháng 5 do Dragon Capital vừa công bố, những điểm nghẽn khiến hơn 235 tỷ USD giá trị dự án bị đình trệ, tương đương khoảng 50% GDP, đang...

Quốc hội thông qua Luật Việc làm sửa đổi, mở rộng đối tượng bảo hiểm thất nghiệp

Quốc hội sáng nay đã thông qua Luật Việc làm (sửa đổi) với số phiếu tán thành 455/459, trong đó có quy định mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp...

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trên cả nước từ 1/7/2025

Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi phân định rõ giữa thẩm quyền của UBND và thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp xã.

Thông qua Nghị quyết sửa Hiến pháp năm 2013, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1-7

Ngay sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Thủ tướng: Cuộc cách mạng tổ chức bộ máy phải chắc thắng, không nửa vời

Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi đây là cuộc cách mạng bộ máy, không chỉ để tinh giản mà nhằm chuyển đổi trạng thái quản trị, nâng cấp hệ thống chính trị thành công cụ...

Thủ tướng: "34 hay 63 tỉnh thành đều là đất nước, là quê hương của chúng ta"

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "63 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, mà 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương của chúng ta". Trong tiến trình...

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất xử lý tài sản công dôi dư trước ngày 30/06/2025

Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn chi tiết yêu cầu các địa phương hoàn tất việc xử lý trụ sở, nhà đất và các tài sản công dôi dư trước ngày 30/06/2025, nhằm tránh...

Sau sáp nhập người lao động tại TP HCM hưởng lương tối thiểu theo vùng nào?

Nếu mức lương tối thiểu áp dụng theo địa bàn cấp xã thấp hơn so với trước ngày 1-7 thì tiếp tục thực hiện mức lương đã áp dụng trước đó.

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98