OPEC+ đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng

06/06/2020 19:56
06-06-2020 19:56:11+07:00

OPEC+ đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng

Liên minh OPEC+ đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng với mục tiêu hỗ trợ đà phục hồi của giá dầu.

Cuộc họp qua video của liên minh OPEC+ vẫn chưa bắt đầu, nhưng các đại diện cho biết tất cả quốc gia đều đồng ý với thỏa thuận mới. Liên minh này sẽ duy trì thỏa thuận cắt giảm 9.7 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 7/2020, thay vì giảm bớt xuống 7.7 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2020 như kế hoạch trước đây.

Bên cạnh đó, các quốc gia như Iraq và Nigeria đều cam kết cắt giảm sản lượng đầy đủ và giảm thêm từ tháng 7 đến tháng 9/2020 để bù đắp cho những lần thất hứa trong tháng 5-6/2020, các đại diện cho biết.

Thỏa thuận này là một chiến thắng dành cho Ả-rập Xê-út và Nga – hai quốc gia hối thúc các thành viên khác ngừng trốn tránh nghĩa vụ. Đây là một minh chứng cụ thể cho Hoàng tử Abdulaziz bin Salman (Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út) - người đã liên tục thúc đẩy các thành viên ngừng gian lận về hạn ngạch sản lượng.

Giá dầu leo dốc 6 tuần liên tiếp kể từ tháng 4/2020, lên 42.3 USD/thùng khi các trader dự báo nguồn cung sẽ giảm bớt vì nhu cầu sử dụng năng lượng phục hồi trở lại.

Hôm thứ Sáu (05/06), Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi thỏa thuận của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, vì thỏa thuận này có thể cứu ngành năng lượng Mỹ.

“Chỉ mới 1 tháng trước, chúng ta chứng kiến thảm họa về giá năng lượng. Giá giảm xuống mức 0, chẳng còn giá trị gì”, ông Trump cho biết ở Nhà Trắng. “Chúng ta đã cứu ngành năng lượng trong 1 khoảng thời gian ngắn. Và bạn biết ai đã giúp chúng ta chứ? Ả-rập Xê-út và Nga”.

OPEC+ sẽ họp một lần nữa vào nửa sau tháng 6/2020 để đánh giá lại thị trường dầu. Các cuộc họp của Ủy ban Giám sát Cấp bộ trưởng dự kiến diễn ra vào ngày 18/05. Ủy ban có thể đề xuất gia hạn thêm nếu cần thiết và có khả năng gia hạn tới tháng 8/2020, một đại diện cho biết.

Việc giảm sản lượng luôn luôn đau đớn đối với những quốc gia phụ thuộc vào dầu. Cụ thể, Iraq cần đến từng đồng vì họ vẫn đang tái thiết kinh tế sau nhiều thập kỷ chiến tranh và bị trừng phạt.

Trong tháng trước, Iraq thực hiện gần 50% mức cắt giảm được giao, vì vậy để bù đắp thì họ cần phải giảm sản lượng thêm 24% lên 3.28 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Bloomberg.

 

Thông thường, OPEC thường có truyền thống chậm trễ trong việc cam kết cắt giảm sản lượng, nhưng lần này một số nhà phân tích cho rằng lần này đã khác đi.

“Tất cả mọi người đều xem trọng thoả thuận này. Tuy nhiên, cơ chế thực thi ở đây là gì? Tôi rất muốn biết các tổ chức sẽ làm thế nào để làm cho những quốc gia gian lận sẽ trở nên tuân thủ cam kết hơn”, theo Jan Stuart, chuyên gia kinh tế năng lượng toàn cầu tại Cornerstone Macro LLC.

Bên cạnh đó, còn có một rủi ro khác cho mục tiêu giá dầu của OPEC+ là sự trở lại của Libya. Cuộc nội chiến tại quốc gia này đã làm tạm ngưng nguồn cung hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, giúp OPEC+ tái cân bằng thị trường, nhưng khi cuộc nội chiến dần chấm dứt thì sẽ mở ra cơ hội khôi phục dần dần nguồn cung.

Tại thời điểm hiện tại, các quốc gia thành viên của OPEC+ có thể đang tận hưởng sự tăng giá của giá dầu do thoả thuận cắt giảm sản lượng. Sự hồi phục này đã làm giảm bớt áp lực lên ngân sách của các quốc gia giàu nguồn dầu mỏ và đồng thời cũng khôi phục các công ty năng lượng từ Tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ Exxon Mobil đến các công ty dầu đá phiến như Parsley Energy Inc.

 

* Dầu tăng hơn 5% trước thềm cuộc họp OPEC+

* OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 đến 3 tháng

* OPEC+ đạt thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu đứt mạch 2 tuần giảm liên tiếp

Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (26/04) và kết thúc chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp, thu hút sự hỗ trợ từ những lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông.

Dầu tăng hơn 1% sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (25/04), khi thị trường cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế Mỹ gây thất vọng và nguy cơ địa chính trị từ cuộc xâm...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98