Trung Quốc ngừng nhập khẩu một số nông sản Mỹ, thỏa thuận giai đoạn 1 lâm nguy

01/06/2020 19:27
01-06-2020 19:27:58+07:00

Trung Quốc ngừng nhập khẩu một số nông sản Mỹ, thỏa thuận giai đoạn 1 lâm nguy

Các quan chức Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty nông nghiệp Nhà nước ngừng mua một số nông sản Mỹ, bao gồm cả đậu nành, khi Bắc Kinh đánh giá tình trạng căng thẳng với Mỹ về Hồng Kông, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Các công ty Nhà nước Cofco và Sinograin đã được chỉ đạo ngừng mua nông sản từ Mỹ, dựa trên một nguồn tin thân cận. Những công ty Trung Quốc cũng hủy một lượng đơn đặt hàng thịt lợn Mỹ. Các công ty tư nhân vẫn chưa được chỉ đạo ngừng nhập khẩu từ Mỹ, dựa trên nguồn tin này.

Đợt tạm ngưng nhập khẩu này là tín hiệu mới nhất cho thấy thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đang rơi vào tình thế nguy hiểm, mặc dù mới tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn khẳng định lại cam kết thực thi thỏa thuận giai đoạn 1. Căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang giữa lúc Bắc Kinh thông qua luật an ninh Hồng Kông.

Động thái của Bắc Kinh đã kìm hãm tâm lý nhà đầu tư. Cụ thể, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 xóa sạch đà tăng và quay đầu giảm 0.6%, trong khi trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm quay đầu tăng. Đồng Nhân dân tệ tại Trung Quốc giảm, trong khi hợp đồng tương lai đậu nành trên sàn Chicago gần như đi ngang sau khi có lúc tăng 1%.

Hồng Kông

Động thái chỉ đạo ngừng nhập khẩu được đưa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh trong ngày thứ Sáu vì luật an ninh Hồng Kông.

Hai công ty Cofco và Sinograin là những nhà nhập khẩu nông sản chính của Trung Quốc. Họ đã và đang đặt mua 20-30 lô hàng đậu nành Mỹ trong ngày thứ Sáu (29/05), nhưng đã hoãn mua sau khi ông Trump báo hiệu sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc, dựa trên nguồn thông tin thân cận. Bắc Kinh đang chờ những động thái kế tiếp của ông Trump trước khi đưa ra bước đi kế tiếp.

Mối đe dọa từ ông Trump

Mới đây, trong cuộc trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 29/05 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Chính phủ Trung Quốc "đã làm xói mòn tình trạng lâu đời và rất đáng tự hào của thành phố". "Đó là thảm kịch cho cư dân Hồng Kông, người dân Trung Quốc và thực sự là cả người dân trên thế giới".

"Tôi đang chỉ đạo chính quyển bắt đầu quá trình loại bỏ các chính sách đã giúp Hồng Kông được đối xử đặc biệt", Trump nói. "Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều thỏa thuận, từ hiệp ước dẫn độ cho tới kiểm soát xuất khẩu với các công nghệ lưỡng dụng và hơn thế nữa, chỉ có một vài ngoại lệ".

Trước đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 27/5 tuyên bố Hồng Kông không còn duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục. Pompeo cho biết đã xác nhận với quốc hội rằng Hồng Kông không còn đủ điều kiện để được đối xử theo luật Mỹ áp dụng cho đặc khu trước tháng 7/1997, thời điểm thành phố được Anh bàn giao cho Trung Quốc.

Các nhà đầu tư cổ phiếu phản ứng tích cực với nhận định của ông Trump, khi ông không đưa ra bất kỳ chi tiết hoặc khung thời gian về động thái kế tiếp. Vẫn còn chưa rõ khi nào thì Mỹ mới thực hiện các phương án đã đề cập trước đó, từ trừng phạt các quan chức Trung Quốc cho tới áp hàng rào thuế quan lên Hồng Kông.

Trong khi ông Trump nhiều lần đe dọa hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, thì các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông báo hiệu thỏa thuận sẽ tiếp tục. Ông Larry Kudlow, Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, nói với CNBC trong ngày thứ Năm (28/05) rằng thỏa thuận thương mại “sẽ tiếp tục tại thời điểm này và chúng tôi có thể đạt được tiến triển”.

Cả hai bên ăn miếng trả miếng về hàng loạt vấn đề, từ Covid-19 cho đến Đài Loan, trong những tuần gần đây. Đáng chú ý, trong các cuộc họp cấp cao ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo rằng Washington đang đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào “cuộc chiến tranh lạnh mới” và hối thúc Mỹ từ bỏ “suy nghĩ viễn vông” về việc muốn thay đổi Trung Quốc.

Trước đó, Trung quốc đã đồng ý mua 36.5 tỷ USD nông sản Mỹ trong năm 2020 như là một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong tháng 1/2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn các kế hoạch này, trong đó Trung Quốc chỉ mới nhập khẩu 3.35 tỷ USD nông sản Mỹ trong 3 tháng đầu năm, dựa trên dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Dù vậy, khi bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế, Trung Quốc đã tăng nhịp độ mua nông sản Mỹ, bao gồm hơn 1 triệu tấn đậu nành Mỹ chỉ trong 2 tuần trong tháng 5/2020, đồng thời cũng mua dầu đậu nành và ethanol của Mỹ.

* Chính phủ Mỹ bán tháo bất động sản ở Hồng Kông

* Điều gì xảy ra nếu Mỹ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Hong Kong?

* Thương chiến Mỹ-Trung thổi bay 1.7 ngàn tỷ USD vốn hóa của công ty Mỹ

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98