Những con số tố cáo Trung Quốc sẽ thất hứa với Mỹ trong năm nay

13/08/2020 20:07
13-08-2020 20:07:45+07:00

Những con số tố cáo Trung Quốc sẽ thất hứa với Mỹ trong năm nay

Để thực hiện đầy đủ thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Trung Quốc cần mua thêm hơn 170 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong năm nay. Giới quan sát nhận định đây là con số "bất khả thi".

Theo CNBC, Mỹ và Trung Quốc được cho là đang xem xét tiến trình của thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào cuối tuần này, tức 6 tháng sau khi thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực. Nhờ thỏa thuận này, cuộc chiến thuế áp lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới từ năm 2018 đã tạm dừng.

Thỏa thuận giai đoạn một cũng bao gồm việc ngăn chặn hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ ép buộc của Trung Quốc. Tuy nhiên, trọng tâm của thỏa thuận là cam kết mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ của Trung Quốc trong năm 2020-2021.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một ảnh 1
Trung Quốc cam kết mua thêm hàng tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Ngay cả trước khi thỏa thuận được ký kết, nhiều chuyên gia nhận định lời hứa mua thêm hàng hóa và dịch vụ Mỹ của Trung Quốc là "không thực tế". Cam kết đó trở nên khó trở thành hiện thực hơn khi dịch Covid-19 xuất hiện, gây áp lực lớn lên nhu cầu tiêu dùng tại quốc gia tỷ dân.

Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một, năm 2020, Trung Quốc sẽ mua thêm 63,9 tỷ USD sản phẩm chế tạo, nông nghiệp, năng lượng và 12,8 tỷ USD dịch vụ so với mức mua năm 2017. Năm 2021, mức chênh lệch lần lượt là 98,2 tỷ USD25,1 tỷ USD.

Các dữ liệu thương mại chính thức của Mỹ và Trung Quốc sẽ được sử dụng để xác định liệu mục tiêu có đạt được hay không.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một ảnh 2
Tiến trình của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung dựa trên dữ liệu chính thức của hai quốc gia. Ảnh: CNBC.

Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê về hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc thường không phản ánh số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc. Nguyên nhân là phương pháp và tiêu chuẩn thu thập dữ liệu của hai quốc gia không giống nhau.

Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), nếu tính bằng số liệu xuất khẩu của Mỹ, theo thỏa thuận thương mại, Trung Quốc cần mua thêm 142,7 tỷ USD hàng hóa Mỹ vào cuối năm nay.

Trong khi đó, nếu sử dụng số liệu nhập khẩu của Trung Quốc, Bắc Kinh cần mua thêm đến 172,7 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu của PIIE chỉ ra trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã mua ít hơn 25% số lượng hàng hóa cần mua trong cả năm.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một ảnh 3
Trung Quốc còn xa mục tiêu của thỏa thuận thương mại đối với cả sản phẩm chế tạo, nông sản lẫn sản phẩm năng lượng. Ảnh: CNBC.

Phân tích dựa trên các loại hàng hóa, PIIE nhận thấy Trung Quốc còn một đoạn đường dài để đáp ứng cam kết đối với tất cả loại hàng hóa. Theo dữ liệu, nền kinh tế thứ nhất châu Á cho thấy rất ít tiển triển trong việc mua thêm hàng hóa năng lượng Mỹ trong 6 tháng đầu năm.

Bất chấp sự chậm trễ của Bắc Kinh, ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vẫn khẳng định "các con số thực sự tốt" đối với việc mua hàng hóa của Trung Quốc, theo Reuters.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một ảnh 4
Cố vấn kinh tế Larry Kudlow vẫn nhận định đây là những "con số tốt". Ảnh: CNBC.

Ông Kudlow cũng phủ nhận việc thỏa thuận thương mại giai đoạn một bị hủy bỏ do mối quan hệ Mỹ - Trung xấu đi. Mối quan hệ giữa hai quốc gia đi xuống đáng kể trong những tháng gần đây. Hai bên tranh cãi gay gắt về hàng loạt vấn đề, từ nguồn gốc của dịch Covid-19 đến luật an ninh quốc gia tại Hong Kong.

Giới quan sát nhận định việc áp thêm thuế cho Trung Quốc không có lợi cho Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái. "Chúng tôi tin rằng cả hai sẽ kiềm chế đưa ra các động thái mới trên mặt trên thương mại", Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư khu vực tại UBS Global Wealth Management, nói với CNBC hôm 12/8.

Thảo Cao

ZING







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc tất tay vào chuỗi cung ứng xe điện

Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra một kế hoạch quyết liệt để tận dụng tất cả các nguồn lực chính sách nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho sản xuất xe điện trong nước. Điều...

NHTW Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng chấm dứt chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và mua tài sản rủi ro, cũng như chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm...

Bức tranh kinh tế Trung Quốc ghi nhận tín hiệu khởi sắc

Số liệu của NBS cho thấy tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 7% trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhiều khả năng Fed sẽ giữ nguyên quyết định lãi suất trong lần họp tới

Chuyên gia từ Nationwide nhận định: “Chúng tôi đang nghĩ đến tháng 5/2024 Fed mới hạ lãi suất; chúng tôi đã chuyển thời điểm đó trở lại tháng 6 và nếu không phải là...

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga khi giành được 87,97% số phiếu trong cuộc bầu cử kéo dài ba ngày từ 15-17/3.

Trung Quốc: Chi 17 tỷ mua căn hộ chung cư, quảng cáo thăng hoa nhận nhà vỡ mộng

Không ít người mua nhà tan ngay giấc mơ về căn nhà đẹp như quảng cáo khi vừa nhận bàn giao căn hộ.

Lạm phát có dấu hiệu trỗi dậy ở châu Á

Do giá cả thực phẩm tăng mạnh, lạm phát trong tháng 2 ở các nền kinh tế châu Á gồm Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đều tăng vượt mức dự báo của...

Hàn Quốc: Đảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịch sinh thái

Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước làn sóng hơn 10 triệu lượt khách đổ...

Việt Nam mới là đối thủ sản xuất thực sự của Ấn Độ

Nếu Ấn Độ muốn gầy dựng ngành sản xuất máy tính và thiết bị điện tử vững mạnh, họ phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa...

Thời kỳ bong bóng AI đã đến?

Đã 4 thập niên trôi qua kể từ khi làn sóng máy tính cá nhân bùng nổ vào thập niên 1980, lợi nhuận hàng năm từ cổ phiếu chỉ cao hơn một chút so với 5 thập niên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98