Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee qua đời ở tuổi 78

25/10/2020 10:04
25-10-2020 10:04:59+07:00

Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee qua đời ở tuổi 78

Theo Samsung Electronics, Chủ tịch tập đoàn này, ông Lee Kun-hee, đã qua đời vào ngày 25/10, hưởng thọ 78 tuổi.

Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee

Samsung thông báo Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã qua đời vào ngày 25/10 bên cạnh gia đình nhưng công ty này không đề cập đến nguyên nhân cái chết. Ông đã phẫu thuật vào năm 2014 sau một cơn đau tim và được điều trị ung thư phổi vào cuối những năm 1990.

Để biến đổi Samsung và thách thức các đối thủ như Sony, ông Lee là người đã yêu cầu nhân viên "thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn". Ông là người giàu nhất Hàn Quốc với tổng tài sản ước tính ỏ múc 20.7 tỷ USD, theo Bloomberg.  Samsung, tập đoàn công nghiệp gia đình trị và còn mệnh danh là Chaebol lớn nhất Hàn Quốc, đã được con trai duy nhất của ông - Lee Jae Yong - lãnh đạo kể từ sau cơn đau tim.

"Chủ tịch Lee thật sự là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Chính ông đã biến Samsung thành nhà đổi mới và cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới từ một doanh nghiệp địa phương. Di sản của ông ấy sẽ còn mãi với thời gian", thông báo của Samsung viết.

Gã khổng lồ toàn cầu

Chính ông Lee Kun-hee đã biến công ty thành một gã khổng lồ thiết bị điện tử ngày nay, trở thành biểu tượng với sự trỗi dậy của Samsung trên thương trường toàn cầu.

Ông Lee Kun-hee được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2005. Ông nắm quyền lãnh đạo Tập đoàn Samsung vào năm 1987, sau cái chết của cha ông và người sáng lập tập đoàn, Lee Byung-chul.

Ông bắt đầu đại tu Samsung Electronics sau khi nhìn thấy các sản phẩm của công ty bám đầy bụi trong một cửa hàng điện tử ở Los Angeles, theo "The Lee Kun Hee Story", một cuốn tiểu sử của tác giả Lee Kyung-sik xuất bản vào năm 2010.

Thời điểm đó, Tập đoàn chỉ nổi tiếng vói những thiết bị điện tử giá rẻ, gửi khoảng 6,000 người đi sửa chữa những sản phẩm do 3,000 nhân viên làm ra, ông Lee cho biết trong năm 1993, trích từ tiểu sử về ông.

Đến năm 1993, Samsung bắt đầu có sự đổi mới khi Lee tập hợp những chuyên gia hàng đầu của Đức, bắt đầu lập ra kế hoạch biến Samsung trở thành người dẫn đầu ngành công nghiệp điện máy. Sứ mệnh của họ khi đó đã khác, đó là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, bất chấp điều đó khiến cho doanh thu trở nên thấp hơn. Ông đã thúc đẩy công ty không ngừng vươn lên trên nấc thang công nghệ.

Trong thập niên 90, Samsung vượt qua các đối thủ Nhật Bản và Mỹ để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực chip bộ nhớ. Sau đó, họ thống trị lĩnh vực màn hình phẳng. Tiếp theo, công ty chinh phục thị trường di động từ trung cấp đến cao cấp khi điện thoại di động trở thành thiết bị điện toán mạnh mẽ vào những năm 2000.

Samsung Electronics ngày nay là nền tảng của nền kinh tế Hàn Quốc và là một trong những công ty chi tiêu nhiều nhất trên thế giới cho nghiên cứu và phát triển. Ông Lee nắm vai trò Chủ tịch Samsung Group từ năm 1987 đến 1998, Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics từ 1998 đến 2008, và sau đó là chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 cho đến khi ông qua đời.

Thuở ban đầu của Samsung

Sinh ra vào ngày 9/1/1942 ở thành phố Deag (đô thị trực thuộc trung ương lớn thứ tư ở Hàn Quốc), ông Lee Kun-hee lớn lên ở Uiryeong, một huyện nông thôn, theo thông tin từ Samsung. 

Năm 1938, cha của ông, Lee Byung-chull, mở một cửa hàng thực phẩm 4 tầng ở Deagu. Ở độ tuổi thiếu niên, Kun-hee mê phim, ô tô. Ông học vật và chơi bóng bầu dục ở trường. Lớn lên, ông học kinh tế ở Đại học Waseda ở Tokyo rồi học quản trị kinh doanh ở Đại học George Washington (Mỹ).

Năm 1971, Lee Byung-chull chọn con trai út, Lee Kun-hee, là người kế vị ông lãnh đạo Samsung. Năm 1974, Samsung chuyển sang mảng bán dẫn sau khi mua 50% cổ phần của công ty bán dẫn Hankook Semiconductor. Hoạt động kinh doanh khởi sắc trỏ lại, Hankook Semiconductor có lãi vào năm 1988 nhờ loại chip nhớ truy cập ngẫu nhiên.

Sau khi cha mất vào năm 1987, Lee Kun-hee chính thức tiếp quản Samsung, trở thành Chủ tịch tập đoàn. Sau Tuyên bố Frankfurt, ông yêu cầu mọi người bắt đầu làm việc từ 7h sáng, thay vì 8h30 như trước đây, để họ có thể thấm nhuần tinh thần cải cách trong cả giấc ngủ.

Năm 1995, ông tập trung 2,000 nhân viên để xem ông đốt 150,000 sản phẩm - gồm điện thoại di động, máy fax và các sản phẩm khác vì chúng không đạt tiêu chuẩn chất lượng mà tập đoàn đề ra.

Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Lee Kun-hee đã phát huy tác dụng. Samsung Electronics vượt qua Sony (Nhật Bản) để trở thành doanh nghiệp bán nhiều tivi màn hình phẳng nhất thế giới vào năm 2006. Trong cùng năm đó, giá trị thị trường của Samsung vượt mức 100 tỷ USD.

Vũ Hạo (Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98