Chính sách Mỹ dưới thời Joe Biden sẽ ra sao?

08/11/2020 17:22
08-11-2020 17:22:56+07:00

Chính sách Mỹ dưới thời Joe Biden sẽ ra sao?

Chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống được nhiều đồng minh Mỹ hoan nghênh và bản thân họ cũng cảm thấy thở phào nhẹ nhõm phần nào khi mà Washington đã bị chao đảo bởi 4 năm thực thi chiến lược “Nước Mỹ Trước tiên” của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.

Chính quyền Biden được dự báo sẽ đảo ngược nhanh chóng đối với một phần chính sách ngoại giao của ông Trump. Cụ thể, dưới thời ông Biden, nước Mỹ sẽ gia nhập thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, phối hợp chặt chẽ hơn với các quốc gia khác để chống Covid-19 và cố gắng thổi hơi thở mới vào thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tuy vậy, các nhà ngoại giao cảnh báo ông Biden, với sự hạn chế bởi việc Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện, không thể xóa bỏ toàn bộ và sẽ không cuốn sạch những lo ngại về uy tín lâu dài của Mỹ trong các vấn đề đối ngoại.

“Thế giới sẽ bị rung chuyển ngay lúc này”, Stewart Patrick, nhà nghiên cứu cấp cao về vấn đề quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương tại Hội đồng Quan hệ Ngoại giao (CFR), nhận định. “Ông ấy sẽ gặp phải những cái thở phào nhẹ nhõm, nhưng sẽ không thể trở về tình trạng trước kia, theo nghĩa là vẫn sẽ có một số chuyên gia công nhận rằng chủ nghĩa Trump (Trumpism) chưa hề chấm dứt”.

Mặc dù những bất đồng với châu Âu về các vấn đề quan trọng như Trung Quốc và thương mại vẫn còn đó, nhưng ông Biden và đội ngũ an ninh quốc gia sẽ trở lại cách điều hành thông thường hơn so với chính quyền Trump.

“Tối nay, cả thế giới đang theo dõi nước Mỹ. Và tôi tin nước Mỹ là ngọn hải đăng cho toàn cầu”, ông Biden nói với đám đông ủng hộ cuồng nhiệt ở Wilmington, Delaware trong ngày 07/11 (giờ Mỹ). “Chúng ta sẽ dẫn dắt không chỉ bằng tấm gương sức mạnh mà còn bằng chính sức mạnh từ tấm gương của chúng ta”.

Trước cuộc bầu cử, các quan chức châu Âu ngày càng hoài nghi liệu hệ thống đa phương, từ Liên Hiệp quốc (UN) đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể tồn tại thêm 4 năm nữa dưới thời Trump hay không. Cách tiếp cận tổng bằng không (zero-sum) của ông Trump đối với các vấn đề như thương mại và môi trường đã khiến mối quan hệ với châu Âu trở nên cực kỳ căng thẳng.

“Đối phó với ông Trump là điều cực kỳ khó chịu đối với những nhà lãnh đạo này, có lẽ đáng chú ý nhất là đối với bà Angela Merkel của Đức”, Stephen Walt, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Harvard, cho biết. “Không ai thực sự thích kinh doanh với Trump. Cho dù họ nghĩ gì về phong cách của Biden thì đó cũng sẽ là một sự cải tiến to lớn đối với họ".

Ông Biden, người dành gần 50 năm trong chính trị với vai trò Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và là Phó Tổng thống Mỹ, đã hứa sẽ khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ đối với trật tự quốc tế thời hậu chiến mà Trump đã nhiều lần phá hoại.

“Chúng tôi đã trở lại”

"Ngày đầu tiên, nếu thắng, tôi sẽ điện đàm với các đồng minh NATO và nói rằng, ‘chúng tôi đã trở lại’”, ông Biden nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Arizona vào tháng 7/2020.

Đặc biệt, các đồng minh Mỹ bày tỏ sự lạc quan rằng chính quyền Biden có thể huy động sự hỗ trợ cho một chương trình nghị sự đầy tham vọng về khí hậu toàn cầu.

Simone Tagliapietra, Chuyên gia nghiên cứu tại Bruegel - một tổ chức nghiên cứu châu Âu tập trung vào kinh tế, cho biết: “Một nhiệm kỳ Tổng thống cho Biden sẽ không chỉ thúc đẩy đáng kể quá trình giảm bớt khí thải Carbon của Mỹ mà còn tác động đến nỗ lực về khí hậu của các quốc gia khác”.

Biden đã đề xuất một kế hoạch về khí hậu trị giá 2 ngàn tỷ USD nhằm xây dựng một lưới điện không gây ra khí thải (emissions-free) ở Mỹ trong 15 năm, mặc dù việc Đảng Cộng hòa tiếp tục nắm giữ Thượng viện có thể hạn chế chương trình khí hậu của Biden. Nếu vậy, ông Biden sẽ chủ yếu thực hiện thông qua sắc lệnh hành pháp.

Nói rộng hơn, bất kỳ nỗ lực nào để giành được sự chấp thuận của Thượng viện đối với một hiệp ước lớn đều có thể không thành công, ông Walt nói.

“Không có khả năng Thượng viện dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa lại phê chuẩn một hiệp ước về bất kỳ vấn đề quan trọng nào - không phải về thương mại, không phải về quản trị kỹ thuật số, không phải về kiểm soát vũ khí và chắc chắn cũng không phải về khí hậu”, ông nói. "Ông Biden có thể thực hiện các thỏa thuận hành pháp, như cựu Tổng thống Obama đã làm, nhưng các quốc gia khác sẽ không hy sinh quá nhiều cho các hiệp ước có thể bị lật đổ vào năm 2024".

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, ông Biden nhiều khả năng sẽ đảo ngược quyết định rời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của ông Trump.

Các quan chức châu Âu – vốn đã tìm cách giữ lại thỏa thuận hạt nhân Iran bất chấp việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018 – cho biết họ sẽ làm việc với chính quyền Biden để khôi phục thỏa thuận. Mặc dù vậy, họ phải đối mặt với những rào cản được đưa ra vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Trong số các vấn đề phức tạp là: Các quốc gia thân cận với Mỹ ở Trung Đông, bao gồm các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út và Israel, sẽ cố gắng có một ghế trong bất kỳ bàn đàm phán nào với Iran, theo một nhà ngoại giao trong khu vực.

"Tôi sẽ cung cấp cho Iran một con đường đáng tin cậy để trở lại ngoại giao", Biden viết trong một bài báo cho CNN. “Nếu Iran quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ tái gia nhập thỏa thuận này như một điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Cùng với các đồng minh của mình, chúng tôi sẽ cố gắng củng cố và mở rộng các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân, đồng thời giải quyết các vấn đề đáng quan tâm khác”.

Tác động lớn nhất từ nhiệm kỳ Tổng thống của Biden sẽ là sự khơi dậy quan điểm cho rằng Mỹ có thể làm việc với các đồng minh theo cách dễ đoán hơn. Về tất cả mọi thứ, từ thương mại và khí hậu đến nỗ lực hòa bình, chính quyền Trump thường xuyên ngăn các đồng minh tham gia vào – những người thường biết về diễn biến mới từ các thông tin báo chí.

Bất đồng vẫn còn

Những xung đột với các quốc gia khác sẽ vẫn còn đó và điều này phản ánh lợi ích ngày càng khác nhau của Mỹ trong một số lĩnh vực chính.

Các đối tác châu Âu sẽ khác biệt với Mỹ về mọi thứ, từ mức độ cứng rắn đối với Nga và Trung Quốc đối với quy định của các công ty công nghệ lớn đến tự do thương mại và chi tiêu quốc phòng, một số nhà ngoại giao cho biết.

Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil có phong cách gần với ông Trump và liên kết với Mỹ nhiều hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ Latinh nào khác. Ông sẽ đấu tranh để duy trì điều đó dưới thời Biden - người chỉ trích nạn phá rừng ngày càng mở rộng ở rừng nhiệt đới Amazon và các nhà lãnh đạo mà ông coi là độc tài. Các quan chức khu vực cũng sẽ tìm kiếm sắc thái khác trong cách ông Biden xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Venezuela, cũng như tiếp cận với Mexico.

Các đồng minh ở Trung Đông có thể nhìn vào chiến thắng của Biden với những cảm xúc trái chiều. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Israel hưởng lợi từ việc Trump có xu hướng nhìn theo hướng khác về các vấn đề nhân quyền trong nước của họ. Thế nhưng, ông Biden khó có thể đảo ngược làn sóng các thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và một số quốc gia Ả-Rập mà ông Trump đã đạt được trong những tháng gần đây.

Một câu hỏi quan trọng sẽ là cách ông Biden đối phó với Trung Quốc sau khi mối quan hệ ngày càng trở nên gay gắt vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Cả ông Biden và ông Trump đều tuyên bố sẽ cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng Biden đã cam kết làm việc với các đồng minh để buộc Trung Quốc “chơi đúng luật”.

Tại châu Á, "chúng tôi đang nghe thấy một số lo ngại đến từ Nhật Bản và Ấn Độ rằng dưới thời Biden, Mỹ có thể quay trở lại cách tiếp cận đa phương và thể chế” mà Trung Quốc có thể thao túng để có lợi cho mình, Bruno Macaes, cựu Bộ trưởng châu Âu của Bồ Đào Nha và là một cấp cao tại Viện Hudson, nhận định.

Bất chấp những khác biệt tiềm năng, “các đồng minh của Mỹ sẽ cảm thấy họ vừa tỉnh dậy sau một cơn ác mộng”, ông Walt nói. “Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể quay ngược đồng hồ về năm 2015 và bắt đầu lại.”

* Ông Trump có thành công trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?

* Biden khó lay chuyển 'di sản Trung Quốc' của Trump

* Joe Biden và Donald Trump: Ai tốt hơn cho chứng khoán Mỹ?

* Kinh tế Mỹ dưới thời Donald Trump

* Tại sao Biden tốt hơn Trump?

* Chính sách và lời hứa tranh cử của Trump-Biden

* Thế giới ngày càng phụ thuộc vào chính sách tài khóa

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98