VN-Index đang ở sóng 4 Elliott, có thể lên 1,600 - 1,700 điểm trong năm 2022

30/09/2021 17:39
30-09-2021 17:39:15+07:00

VN-Index đang ở sóng 4 Elliott, có thể lên 1,600 - 1,700 điểm trong năm 2022

Trong hội thảo "Cơ hội thị trường giai đoạn bình thường mới", các chuyên gia của CTCK MBS đã đưa ra nhiều nhận định về tình hình thị trường giai đoạn tới, khi kinh tế dần được mở cửa trở lại.

Hội thảo Cơ hội thị trường giai đoạn bình thường mới tổ chức chiều 30/09

Kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trở lại trong năm 2022

Ở góc độ vĩ mô thế giới, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng của CTCK MBS nhận định nhờ có vắc xin các nền kinh tế lớn sẽ sớm tái mở cửa hoàn toàn dẫn tới kinh tế thế giới 2022 sẽ tăng trưởng rất mạnh.

Xu hướng lợi nhuận của danh nghiệp niêm yết toàn cầu sẽ tăng lên do phục hồi kinh tế song mặt bằng lãi suất sẽ dần tăng lên. Với xu hướng trái ngược này, thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội đầu tư nhưng thiếu xung lực tăng mạnh như năm 2020, 2021.

Ở Việt Nam, kết quả kinh tế quý 3 khá tiêu cực do chống dịch. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng tình hình vẫn khả quan với xu hướng tăng phủ vắc xin. Kinh tế năm 2021 sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng kỳ vọng sang năm 2022 sẽ tăng trưởng ở mức 6 - 7%.

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

 💡 Khai giảng: 05/10/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Nói về lạm phát, ông Đặng Trần Phục – Nhà sáng lập của AZFin Việt Nam chỉ ra lạm phát ở Mỹ đã bắt đầu tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì lạm phát khó có thể tăng cao. Nguyên nhân đến từ đến việc cung tiền ở Việt Nam là có nhưng quy mô chưa lớn, các gói kích thích vẫn còn nhỏ so với quy mô của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2021 dự báo chỉ vào khoảng 12%. Theo đó, khả năng là lạm phát sẽ thấp và kiểm soát ở mức 4% trong cả giai đoạn 2022 - 2023.

VN-Index đang ở sóng 4 Elliott

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân CTCK MBS cho biết nếu thanh khoản ở mức 18 ngàn tỷ đồng/phiên, thì thị trường sẽ ở trong khoảng 1,200 - 1,400 điểm. Nếu thanh khoản vượt trên 20 ngàn tỷ đồng/phiên, thì thị trường sẽ có cơ hội vượt lên đỉnh cao mới.

Trong các quý cuối năm, ông Sơn đánh giá thị trường đang chịu ảnh hưởng của các “làn gió” ngược. Kết quả kinh doanh quý 3 sẽ định giá lại cổ phiếu trên thị trường. 6 tháng đầu năm, cổ phiếu tăng mạnh đã phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư. Khi kết quả quý 3 được công bố, các doanh nghiệp nào đang được hưởng lợi từ vĩ mô như giá hàng hóa, từ nội tại như chứng khoán, mặt bằng lãi suất thấp… sẽ thu hút nhà đầu tư và dòng tiền tái phân bổ. Trong ngắn hạn, việc Fed giảm dần bảng cân đối cộng với các thông tin vĩ mô ở châu Á như Evergrande sẽ làm nhà đầu tư thận trọng.

Theo ông Sơn, VN-Index đang ở sóng 4 của Elliott với tính chất lình xình đi ngang điều chỉnh tích lũy cho đến khi thông tin tiêu cực được hấp thụ hết thì sóng quý 4 sẽ tích cực hơn rất nhiều. Nhìn chung, xu hướng vẫn đang là uptrend (xu hướng tăng), nếu VN-Index vượt vùng 1,424 điểm thì sẽ vào sóng 5 và hướng tới đỉnh 1,600 - 1,700 trong năm 2022.

Tìm nhóm ngành hưởng lợi trong bình thường mới

Nói về nhóm ngành hưởng lợi, ông Tuấn dự báo sau đại dịch những công ty chịu áp lực lớn từ đại dịch có nội lực tốt sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Đối với ngành ngân hàng, một số ngân hàng quản trị rủi ro tốt thì vẫn có cơ hội. Triển vọng ngành này vẫn tốt nhưng sẽ phải chọn lọc hơn. Ngoài ra, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam chưa cao do đó ngành bất động sản vẫn còn triển vọng đầu tư lâu dài.

Còn theo ông Sơn, những cổ phiếu hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng như thép, dầu khí,… có thể duy trì đà tăng trong năm 2022 khi giá hàng hóa tiếp tục tăng. Ngoài ra, với thanh khoản thị trường cao thì công ty chứng khoán sẽ hưởng lợi, đà tăng sẽ duy trì cho tới đầu năm 2022. Một số ngành nghề như thủy sản, dệt may Việt Nam có thế mạnh sẽ hồi phục mạnh sau khi mở cửa.

Chí Kiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98