Lo lắng an toàn, an ninh khi cho tư nhân đầu tư truyền tải điện

10/01/2022 13:15
10-01-2022 13:15:34+07:00

Lo lắng an toàn, an ninh khi cho tư nhân đầu tư truyền tải điện

Các đại biểu Quốc hội nêu nhiều băn khoăn về an toàn, an ninh hệ thống khi Chính phủ đề xuất cho phép tư nhân tham gia đầu tư truyền tải điện khi sửa đổi luật Điện lực.

Sáng 10.1, Quốc hội thảo luận trực tuyến dự án luật sửa đổi, bổ sung 8 luật, gồm: luật Đầu tư công, luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, luật Đầu tư, luật Đấu thầu, luật Điện lực, luật Doanh nghiệp, luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và luật Thi hành án dân sự.

Lo lắng an toàn, an ninh khi cho tư nhân đầu tư truyền tải điện - ảnh 1

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phát biểu thảo luận tại Quốc hội. Gia Hân

Trong nội dung sửa đổi luật Điện lực, dự thảo luật quy định, nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, trừ các dự án lưới điện do nhà nước đầu tư.

Bên cạnh đó, dự thảo luật bổ sung quy định, nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cho rằng việc cho phép khối tư nhân được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện là cần thiết, thể chế hóa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, theo bà Mai, việc thể chế hóa thế nào cho đúng, cho phù hợp thực tế lại là vấn đề cần cân nhắc thận trọng để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước.

Nữ đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, quy định của dự thảo là chưa rõ về nội dung, chưa quy định cụ thể giữa phạm vi độc quyền và không độc quyền, có thể dẫn đến tùy tiện trong áp dụng.

Từ đó, bà Mai đề nghị cần phân định rõ loại lưới điện truyền tải nào các loại hình kinh tế tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và loại nào do nhà nước quy hoạch và chuyển giao EVN thực hiện.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ về thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư; cũng như quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình vận hành, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp được phép đầu tư.

Theo bà Mai, luật quy định sau khi đầu tư xây dựng, tư nhân có thể tham gia vận hành, điều này dẫn đến trong cùng một hệ thống sẽ có chủ thể vận hành khác nhau.

"Tham khảo các chuyên gia cho thấy hệ thống lưới điện chuyển tải cần có sự vận hành thống nhất, đặc biệt với trình độ quản lý của Việt Nam hiện nay, nếu không thận trọng sẽ dẫn đến mất an toàn của hệ thống. Vì vậy, tôi cho rằng cần cân nhắc thận trọng để tránh hệ lụy nghiêm trọng về sau này", bà Mai nêu.

Bên cạnh đó, nữ đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, nếu tư nhân hóa thì có thể dẫn đến giá điện có lúc rất cao như kinh nghiệm một số nước. "Tôi nghĩ rằng cần có đánh giá tác động để đảm bảo bình ổn giá, tránh tác động đến người tiêu dùng", bà Mai nêu.

Ngoài ra, theo bà Mai, dự thảo luật quy định sau khi xây dựng, đầu tư, doanh nghiệp có thể chuyển giao cho nhà nước quản lý vận hành, tuy nhiên về cơ chế, phương pháp định giá lại chưa được quy định cụ thể trong dự thảo luật.

"Hệ thống lưới điện chuyển tải là một trong những loại tài sản mà trên thực tế thời gian qua đã có trường hợp định giá chưa chuẩn xác dẫn đến thiệt hại rất lớn cho nhà nước nên cần quy định cụ thể để có căn cứ thực hiện", bà Mai nhấn mạnh.

Quốc hội dành cả sáng 10.1 để thảo luận dự án một luật sửa 8 luật. Gia Hân

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị, nếu các vấn đề chưa đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ thì có thể tiếp tục nghiên cứu và trình Quốc hội ở kỳ họp sau.

Đại biểu Vũ Huy Khánh (Bình Dương), Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cũng cho rằng việc cho phép tư nhân tham gia vào truyền tải điện cần có sự tính toán thận trọng và chắc chắn.

Đại biểu Khánh phân tích, theo dự thảo luật quy định "nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước xây dựng" là chưa chặt chẽ, chưa thể hiện được vai trò cần và đủ của nhà nước trong việc kiểm soát và đảm bảo an ninh, an toàn truyền tải điện trong mọi tình huống.

"Tôi đề nghị quy định này chỉnh lại theo hướng nhà nước không độc quyền nhưng có kiểm soát và thực hiện quyền vận hành truyền tải điện trong những trường hợp có nguy cơ tác động, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện, kể cả công trình đó là do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng", ông Khánh nêu.

Lê Hiệp

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu nguồn điện ra sao theo Quy hoạch điện 8 điều chỉnh?

Quy hoạch điện 8 (QHĐ8 điều chỉnh) vừa được thông qua ngày 15/04 nêu rõ, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm...

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh...

Bộ trưởng Xây dựng vừa ký 7 văn kiện quan trọng với Trung Quốc

Theo Bộ Xây dựng, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Xây dựng đã ký 7 văn kiện quan trọng liên...

Tăng cường chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích hàng xuất khẩu

Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu đề xuất các biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi...

Gây thiệt hại 38 tỉ đồng, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Trong quá trình quản lý, sử dụng các khu nhà đất, cựu tổng giám đốc Vinatea Nguyễn Thiện Toàn cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại cho nhà nước.

Đề xuất DNNN có chế độ trả lương như doanh nghiệp tư nhân

Đề xuất cho doanh nghiệp nhà nước được trả lương như doanh nghiệp tư nhân là một ý kiến đáng chú ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân...

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; còn bị cáo Lê Thanh Vân, kháng cáo kêu oan. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ...

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2025 cho phép nhập khẩu nhiều chủng loại máy bay bao gồm Brazil, Canada, Nga, Anh và Trung Quốc.

Phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến

Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây tăng phí từ ngày 5/5

Mức phí lưu thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ tăng phí từ 2,100 đồng/km lên 2,240 đồng/km, tương ứng với mức tăng 7% (đã bao gồm thuế VAT) từ ngày...


Hotline: 0908 16 98 98