Năm vô tiền khoáng hậu của ngành thép

01/03/2022 13:00
01-03-2022 13:00:00+07:00

Năm vô tiền khoáng hậu của ngành thép

Với giá thép và sản lượng tiêu thụ tăng đột biến trong năm 2021, không khó hiểu khi phần lớn doanh nghiệp ngành này chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc.

Gượng dậy sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, doanh nghiệp trở lại sản xuất, các nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi với những gói kích thích. Trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ thép tăng trưởng mạnh, trong khi nguồn cung thép trên thế giới vẫn thiếu hụt.

Đối với ngành tôn mạ, giá thép cuộn cán nóng (HRC) - nguyên liệu chính để làm ra tôn mạ, ống thép - liên tục tăng nóng trong năm 2021, có lúc lên tới 1,000 USD/tấn tại Việt Nam trước khi hạ nhiệt. Ở nước ngoài, giá HRC thậm chí có lúc vượt 1,900 USD và vượt 1,300 USD tại châu Âu vì nhu cầu tăng mạnh và thiếu hụt cung trầm trọng.

Nhờ linh động đẩy mạnh xuất khẩu cho các thị trường có giá bán cao như Mỹ và châu Âu, các ông lớn ngành tôn như Tập đoàn Hoa Sen (HOSEHSG), Thép Nam Kim (HOSENKG) và Tôn Đông Á đều báo lãi kỷ lục. Trong năm 2021, HSG báo lãi ròng 4,315 tỷ đồng, NKG lãi 2,225 tỷ đồng và Tôn Đông Á lãi 1,200 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 180%, 654% và 319% so với cùng kỳ.

Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng

Trong khi đó, ở mảng thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát (HOSEHPG) vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với thị phần tăng lên mức 32.6% trong năm 2021. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng sản xuất thép HRC với sản lượng lên tới 2.6 triệu tấn, đóng góp 28% tổng sản lượng năm 2021.

Gần 34,500 tỷ đồng là khoản lãi ròng kỷ lục mà “Vua thép” Việt Nam mang về cho cổ đông trong năm 2021, tức tăng 156% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp khác trong ngành thép cũng chứng kiến lãi ròng tăng trưởng vượt bậc. Hãng thép Pomina ghi lãi ròng cao gấp 13 lần so với cùng kỳ trong khi Thép Tiến Lên mang về khoản lãi gấp gần 6 lần năm trước.

Dù đón gió thuận chiều, hai doanh nghiệp VISKKC vẫn ghi nhận kết quả đáng quên. VIS báo lỗ 132 tỷ đồng, trong khi KKC chỉ lãi 6 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2020.

Năm 2022 sẽ không còn bùng nổ?

Nhìn về năm 2022, CTCK VNDirect dự báo nhu cầu thép vẫn ở mức cao khi các nước lần lượt tung ra các gói đầu tư công.

Đối với thị trường nước ngoài, các chuyên viên phân tích tại VNDirect tin rằng nhu cầu thép thế giới vẫn ở mức cao cho tới hết nửa đầu năm 2022 khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Vào cuối năm 2021, Mỹ đã thông qua gói đầu tư 1,200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng trong khi chính phủ Ấn Độ cũng khởi động kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,350 tỷ USD vào đầu tháng 8/2021.

Ở thị trường nội địa, VNDirect cho rằng việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 10-15% vào năm 2022, còn sản lượng tiêu thụ tôn mạ được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ 5%.

Tuy vậy, 2022 có thể không còn bùng nổ như năm 2021. VNDirect cho rằng, biên lợi nhuận gộp của ngành thép sẽ giảm so với mức cao của năm 2021 vì giá thép thế giới đã qua đỉnh chu kỳ và được kỳ vọng giảm dần trong năm 2022-2023. Fitch Solutions dự báo giá thép toàn cầu sẽ giảm từ mức trung bình 950 USD/tấn của năm 2021 xuống 750 USD/tấn trong năm 2022 và 535 USD/tấn trong giai đoạn 2023-2025. Theo diễn biến giá thép thế giới, VNDirect dự báo giá thép xây dựng của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 14,500-13,600 đồng/kg vào năm 2022-2023, giảm lần lượt 10%-5% so với cùng kỳ.

Vũ Hạo

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TNG đề xuất chia cổ tức tiền mặt cao kỷ lục, hủy kế hoạch tăng vốn 2024

Sau năm 2024 tăng trưởng mạnh, TNG dự kiến chia cổ tức tiền mặt 20%, cao nhất từ trước đến nay. Công ty cũng sẽ hủy bỏ phương án phát hành hơn 12 triệu cp cho cổ...

Công ty con PVOIL đặt mục tiêu đi lùi

CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (Timexco, HNX: TMC) – Công ty con của PVOIL - công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Trong đó, kế hoạch đặt ra giống...

Agriseco thông qua phương án phát hành gần 13 triệu cp trả cổ tức

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco, HOSE: AGR) đã thông qua toàn bộ tờ trình, nổi bật với phương án phát hành hơn 12.9 triệu cp trả cổ...

Lãi ròng Cao su Đồng Phú "vơi" nhẹ hậu kiểm toán

So với số liệu tự lập, lãi ròng năm 2024 của CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) giảm hơn 18 tỷ đồng, từ 279 tỷ đồng còn 262 tỷ đồng do chi phí quản lý doanh nghiệp...

Vinamilk dự kiến lãi sau thuế 2025 gần 9.7 ngàn tỷ

Sau một năm lập đỉnh doanh thu mới cùng mức cổ tức bằng tiền vượt mục tiêu đã đề ra, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong 2025.

TCI đặt mục tiêu lãi sau thuế 100 tỷ, chuyển nhượng vốn TCAM cho SG3 Group

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 được CTCP Chứng khoán Thành Công (TCSC, HOSE: TCI) công bố, nhiều kế hoạch quan trọng dự kiến được trình cổ đông thông qua...

STK đặt cược vào sản phẩm mới

Sợi Thế Kỷ (STK) đang ghi nhận dự báo đơn hàng quý 2 và sơ bộ quý 3/2025, với một số hợp đồng đã được chốt. CEO Đặng Triệu Hòa tiết lộ đã có khách hàng ngỏ ý muốn...

Ninh Vân Bay đặt mục tiêu lãi sau thuế 2025 gấp hơn 2 lần

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt gần 446 tỷ...

DIG muốn vay ngân hàng hơn 2.2 ngàn tỷ, chào bán 150 triệu cp giá 12,000 đồng/cp 

Với việc chào bán bất thành 200 triệu cp giá 15,000 đồng/cp trong năm 2024, DIG tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 12,000 đồng/cp...

ĐHĐCĐ Vinafreight: Giá cước hàng không giảm gần 40% gây áp lực lên lợi nhuận

Đối với năm 2025, tổng sản lượng kinh doanh vẫn được các nhà điều hành lên kế hoạch tăng so với năm trước, dự phóng dựa trên quy mô phát triển của nền kinh tế. Tuy...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98