Doanh nghiệp dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2022

20/04/2022 09:35
20-04-2022 09:35:19+07:00

Doanh nghiệp dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2022

Với kết quả tích cực trong năm 2021, nhóm doanh nghiệp dệt may tiếp tục đặt kỳ vọng tươi sáng với kế hoạch lợi nhuận 2022 đa phần đều tăng.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức như chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây. Bất lợi về tỷ giá cũng khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ. Ngoài ra, chiến tranh, dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới, dẫn đến các chi phí ngày càng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh những khó khăn thường trực, nhóm ngành này vẫn đón nhận được những tín hiệu tích cực trong năm 2022 như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thông qua các cam kết ưu đãi thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Thêm nữa, nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường lớn được kỳ vọng tiếp tục phục hồi mạnh trong năm 2022.

Trong 13 doanh nghiệp dệt may trên sàn đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh 2022, có 9 doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng và 4 doanh nghiệp đặt kế hoạch thận trọng.

Các doanh nghiệp dệt may đầu tiên công bố kế hoạch năm 2022 (Đvt: Tỷ đồng)

(*) Tổng doanh thu, (**) Lãi trước thuế

Kế hoạch tăng trưởng

Dẫn đầu là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) với kế hoạch đem về 4,183 tỷ đồng doanh thu và 253.8 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 18% và 76% so với năm trước.

TCM cho biết so với năm 2021, năm 2022 được dự báo là một năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Thị trường bán lẻ quần áo thế giới đã dần hồi phục sau khi dịch COVID-19 có dấu hiệu giảm nhờ vào việc tiêm vaccine đầy đủ.

Tình hình kinh doanh của TCM qua các năm và kế hoạch năm 2022 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) đặt kế hoạch tổng doanh thu và lãi trước thuế năm 2022 lần lượt đạt 6,500 tỷ đồng và 150 tỷ đồng, tăng 8% và 50% so với năm trước.

Theo VGG, đối với thị trường nội địa, Công ty sẽ xây dựng phương án hoạt động của hệ thống kênh phân phối để phù hợp hình thức kinh doanh, bán sản phẩm trong tình hình mới, mục tiêu giải phóng nhanh hàng tồn kho. Ngoài ra, Công ty sẽ mở thêm các cửa hàng Việt Tiến House tại một số địa điểm trọng yếu toàn quốc và tiếp tục phát triển thêm các cửa hàng bán thương hiệu giày thể thao Nike tại TP.HCM và các tỉnh thành.

Với thị trường xuất khẩu, VGG sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp đủ nguồn hàng sản xuất cho các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống, tập trung sản xuất những đơn hàng đã được ký kết với các khách hàng bị lùi tiến độ do dịch bệnh phải ngừng sản xuất…

Hay như CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNXTNG) cũng đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 20%, lên mức 279 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu dự kiến cũng tăng 10%, đạt 5,990 tỷ đồng.

Chuyên về sợi, Sợi Thế Kỷ (HOSESTK) lên kế hoạch đem về gần 2,606 tỷ đồng tổng doanh thu và hơn 300 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2022, lần lượt tăng 28% và 8% so với năm trước. Đây cũng là con số doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của đơn vị.

Theo chia sẻ của ông Đặng Triệu Hòa - TGĐ STK tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022: “Sợi Thế Kỷ kiên trì không mua nguyên liệu của Trung Quốc mà chú trọng nguồn cung ứng bền vững và chất lượng. Nguồn cung của STK chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc và Indonesia nên không gặp vấn đề rủi ro địa chính trị. Đối với sợi tái chế, nguồn cung từ Unifi (đối tác của STK) bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia nên không bị ảnh hưởng vì còn có nguồn cung từ các nước khác”.

Về tác động của hiệp định EVFTA đối với thị trường sợi trong nước, ông Hòa cho hay, gần đây có một số khách hàng tiếp cận với STK để tìm hiểu mua sợi nhằm phục vụ hàng xuất khẩu sang EU. EVFTA có hiệu lực, một trong các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu hàng may mặc và vải phải sản xuất trong nước. Để đạt tiêu chí xuất xứ ở Việt Nam thì vải phải đạt hàm lượng giá trị sản xuất trong nước nên các nhà sản xuất vải phải mua sợi tại Việt Nam.

STK đặt kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Bóng tối chập chờn

Đi ngược với xu hướng chung của ngành, CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNXTET) hạ 47% mục tiêu lãi sau thuế xuống còn 6 tỷ đồng. TET cho biết do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên việc cho thuê diện tích kho và văn phòng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, Công ty đã tích cực xây dựng những phương án linh hoạt, phấn đấu đảm bảo công tác cho thuê tại Đức Giang đạt tỷ lệ cao nhất.

CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) cũng đặt kế hoạch lãi trước thuế lùi 8%, xuống còn 500 tỷ đồng. MSH cho hay, doanh nghiệp trong nước tiếp tục phải đối mặt với loạt thách thức như chi phí vận tải tăng cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây, nguồn cung đầu vào từ Trung Quốc hạn chế do dịch bệnh.

Hay như tình hình xung đột Nga - Ukraine và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp là rủi ro kép dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) trong năm 2022. Do đó. HTG chỉ kỳ vọng đem về 216 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm nhẹ so với năm trước.

Theo Báo cáo triển vọng ngành dệt may của VDSC, trong quý 1/2022, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 8.8 tỷ USD, nhờ nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau giai đoạn đóng cửa ở nhiều nước phát triển và sự phục hồi của hoạt động sản xuất trong nước sau gián đoạn ở quý 3/2021. Nhiều công ty đã nhận được đủ đơn đặt hàng cho đến hết quý 3/2022.

Ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt với áp lực giá nguyên liệu cao do chiến tranh Nga - Ukraine và việc phong tỏa ở Thượng Hải. Tuy nhiên, do nhu cầu cao từ các thương hiệu thời trang, VDSC kỳ vọng các Công ty này có thể tăng giá bán để duy trì biên lợi nhuận gộp bằng mức năm 2021.

Còn theo Báo cáo chiến lược tháng 4/2022, Mirae Asset dự báo ngành dệt may sẽ đón nhận được tín hiệu tích cực trong năm 2022. Các FTA (CPTPP, EVFTA và RCEP) sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thông qua các cam kết ưu đãi thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Trong năm 2022, Mirae Asset kỳ vọng nhu cầu hàng may mặc ở các thị trường chính sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường. Đồng thời, nhu cầu sợi nguyên liệu cho ngành dệt may Trung Quốc phục hồi là động lực lớn nhất hỗ trợ xuất khẩu sợi Việt Nam khi tỷ trọng thị trường Trung Quốc đạt trung bình hơn 50% trong tổng cơ cấu xuất khẩu sợi của Việt Nam.

Bên cạnh những triển vọng đó, nhóm ngành này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro như chi phí đầu vào tăng cao và Trung Quốc (một trong 2 thị trường chính nhâp khẩu hàng dệt may của Việt Nam) kiên trì tiếp tục áp dụng chính sách Zero-COVID…

Động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp dệt may tăng tốc trong năm 2022?

Tiên Tiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk không tìm được nguồn cung.

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi tăng trưởng tín dụng lấy chất lượng tài sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98