Phát hành TPDN: Nên đặt theo quy tắc quản lý rủi ro phù hợp, không áp dụng cào bằng

23/04/2022 09:23
23-04-2022 09:23:00+07:00

Phát hành TPDN: Nên đặt theo quy tắc quản lý rủi ro phù hợp, không áp dụng cào bằng

Chia sẻ về đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành, ông Phan Đức Hiếu cho biết: "Tôi lại có ý kiến khác. Bởi ở thị trường này mức độ rủi ro của các chủ thể phát hành rất khác nhau, đơn cử như ngân hàng là chủ thể khác...''.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu: Cần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, góp ý vào phát hành trái phiếu riêng lẻ vì trong tỷ trọng phát hành trái phiếu thì trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 95%.

Năm 2019, 2020, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, có một thay đổi rất quan trọng. Đó là trước 2020, trái phiếu riêng lẻ bán cho mọi nhà đầu tư, còn sau 2020, trái phiếu riêng lẻ chỉ được bán và chuyển nhượng giữa những nhà đầu tư chứng khóa chuyên nghiệp. Theo ông Phan Đức Hiếu, đây là một bước tiến rất tốt. Tiếng Anh gọi là "nhà đầu tư đã được kiểm định", tiếng Việt gọi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thứ hai, là đã phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Tôi cho rằng, chúng ta nên tiếp tục nguyên tắc này, quan điểm này, vì đây là cách tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế và thị trường.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, việc hoàn thiện khung pháp luật sắp tới có 2 vấn đề. Về nguyên tắc, thứ nhất, thị trường vốn, cổ phiếu, trái phiếu là kênh có sự chia sẻ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, chứ không thể có an toàn tuyệt đối. Thủ tướng Chính phủ đã nói rất nhiều lần, đó là khó khăn thì phải san sẻ, lợi ích cùng hưởng.

Thứ hai, trong biện pháp can thiệp, việc giám sát để bảo đảm tuân thủ pháp luật là điều phải làm. Nhưng nếu chúng ta đặt thêm các chính sách, biện pháp can thiện thì cũng phải tính đến việc đôi khi thị trường bị vỡ lại do sự can thiệp, nên cần hết sức cân nhắc.

Theo thống kê của Hiệp hội trái phiếu, khi phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp thì số nhà đầu tư là cá nhân tham gia chỉ có 8.6%, sau đó tất cả các trái phiếu ở thị trường sơ cấp lại được bán cho các đầu tư cá nhân ở thị trường thứ cấp, do đó can thiệp ở đây có lẽ nên tập trung nhiều ở thị trường thứ cấp. Đó là chính là nhà đầu chuyên nghiệp là cá nhân.

Điều 11 của Luật Chứng khoán, có 2 điểm bất cập. Thứ nhất, các điều kiện để một cá nhân trở thành nhà đầu tư chứng khoán rất dễ để đạt được về mặt luật pháp nhưng có thể không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư đó. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán.

Điển hình như quy định: Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Vậy sau thời điểm đó thì như nào?

Ông Phan Đức Hiếu chia sẻ: Theo tôi tìm hiểu, luật Chứng khoán của Mỹ năm 1933, sửa đổi năm 2010, nhà đầu tư đã được chỉ định thì phải có tài sản là 200,000 USD, trong 2 năm liên tiếp phải luôn phải duy trì, chứ không chỉ tại thời điểm đó. Năm 2020, họ lại sửa đổi sửa thêm lần nữa, bổ sung thêm quy định mới về năng lực chuyên môn… thì khi đó mới được công nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thứ hai, Luật Chứng khoán giao cho chính công ty chứng khoán là những người bán hàng, có nghĩa là mua ở thị trường sơ cấp xong bán cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Như thế sẽ có xung đột, vì nếu họ muốn bán hàng, họ sẽ tìm mọi cách để xác nhận người kia đủ tư cách người mua.

Thủ tướng cần cho xem xét, rà soát Điều 11 của Luật Chứng khoán và Nghị định 155 liên quan điều kiện của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nếu như nâng được chất lượng thực sự của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ có một lợi ích rất dài hạn. Đây là công cụ thị trường để tự họ sàng lọc mà không cần can thiệp về mặt chính sách.

Về ý kiến đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành, ông Phan Đức Hiếu cho biết: "Tôi lại có ý kiến khác. Bởi ở thị trường này mức độ rủi ro của các chủ thể phát hành rất khác nhau, đơn cử như ngân hàng là chủ thể khác. Tôi cũng đánh giá cao ngân hàng nhà nước đã có sự kịp thời sửa Thông tư 16 ban hành ngay đầu năm 2021".

Theo ông Hiếu, doanh nghiệp niêm yết bị ràng buộc vào thể chế pháp luật cao hơn thì không thể theo nguyên tắc cào bằng mà phải phân biệt theo nguyên tắc rủi ro. Nếu áp dụng quy định yêu cầu đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành thì phải loại trừ những chủ thể không rủi ro.

"Chúng ta nên đặt theo quy tắc quản lý rủi ro phù hợp, không áp dụng cào bằng".

Về dài hạn, cần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, do vậy, không có gì khác ngoài quản trị doanh nghiệp. Nghị quyết 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao, có bộ chỉ số bảo vệ nhà đầu tư, chính là chỉ số nâng cấp chất lượng quản trị doanh nghiệp. Do đó, cần thực thi mạnh mẽ Nghị quyết 02 của Chính phủ. 

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIDV yêu cầu Novaland mua lại bắt buộc toàn bộ lô trái phiếu 225 tỷ đồng

Ngày 09/04/2025, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) đã có văn bản báo cáo gửi đến các cơ quan quản lý việc CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) không...

VBMA: 5 doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 3, trị giá gần 10.7 ngàn tỷ

Theo dữ liệu VBMA (Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 31/03/2025, có 1 đợt phát hành trái phiếu doanh...

Novaland hoàn tất mua lại trước hạn 21 lô trái phiếu trị giá 7 ngàn tỷ đồng

Theo thông báo ngày 09/04/2025 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã hoàn tất mua lại trước hạn gói...

Bất động sản Lan Việt xóa lỗ lũy kế sau năm lãi đậm, tất toán lô trái phiếu 4.1 ngàn tỷ

Sau 2 năm thua lỗ, Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (Lan Việt) ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 315 tỷ đồng trong năm 2024 và hoàn tất thanh toán lô trái phiếu 4.1...

Ba triệu trái phiếu tổng giá trị 300 tỷ đồng của DNSE chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán

Trái phiếu DSEH2426001 của CTCP Chứng khoán DNSE chính thức niêm yết và được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 08/04/2025 với mã chứng...

Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát không thể trả hơn 1.8 ngàn tỷ lãi trái phiếu do tài khoản bị phong tỏa

Trong công bố thông tin ngày 31/03/2025, CTCP Bông Sen (BongSen) cho biết không thể thanh toán khoản lãi hơn 1.8 ngàn tỷ đồng của lô trái phiếu BSENCH2126003 tại...

Bkav Pro lãi lớn, tiếp tục bị VNDIRECT đòi tiền

Dù lãi lớn trong năm 2024 với hơn 48 tỷ đồng nhưng Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng vẫn không thể trích mỗi tháng 1.5 tỷ đồng để trả nợ cho trái chủ.

Tập đoàn R&H không thể trả lãi đến hạn của lô trái phiếu 2,000 tỷ đồng

Trái phiếu của Tập đoàn R&H do Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) làm đơn vị lưu ký, đã không thể thanh toán lãi đúng hạn.

Hưng Thịnh Land: Thông tin về lô trái phiếu 700 tỷ đồng

Đại diện người sở hữu trái phiếu, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) ngày 25/03 gửi văn bản báo cáo Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...

3 doanh nghiệp năng lượng của ông Vũ Quang Bảo vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu

3 doanh nghiệp năng lượng của ông Vũ Quang Bảo đã không thể thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn, TVSI với tư cách người đại diện trái phiếu đã gửi thông...


Hotline: 0908 16 98 98