VN-Index - Con đường phía trước

27/10/2022 09:00
27-10-2022 09:00:00+07:00

VN-Index - Con đường phía trước

Đà giảm của VN-Index kéo dài suốt nhiều tháng qua đã tạo ra sự hoảng loạn trên thị trường. VN-Index sẽ đi về đâu là điều khiến cho giới đầu tư quan tâm nhất tại thời điểm này.

Death cross xuất hiện báo hiệu sự kết thúc của xu hướng tăng

Điểm giao cắt tử thần (death cross) đã xuất hiện giữa SMA 50 ngày và SMA 200 ngày vào giữa tháng 05/2022. Tín hiệu này cùng với việc VN-Index rơi xuống dưới nhóm MA dài hạn đã xác nhận cho đà giảm.

Kể từ sau khi death cross xuất hiện, VN-Index đi xuống cho đến nay và các vùng hỗ trợ quan trọng liên tục bị phá vỡ.

Phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh 1,000-1,050 điểm

Vùng 1,000-1,050 điểm có hai ý nghĩa về mặt kỹ thuật:

Thứ nhất, vùng này có con số 1,000 điểm. Những con số tròn như thế này thường có tính biểu tượng cao. Người viết hi vọng VN-Index sẽ sớm phục hồi trở lại về trên ngưỡng này vì việc phá vỡ nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý nhà đầu tư.

Thứ hai, vùng này là đáy cũ tháng 01/2021, đỉnh cũ bị vượt qua của tháng 11/2019… Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, các ngưỡng này sẽ chuyển từ hỗ trợ thành kháng cự mạnh trong thời gian tới. Đây sẽ là thử thách khó nhằn với VN-Index.

Biến động của VN-Index trong giai đoạn 2016-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Hai cách tư duy về mục tiêu của VN-Index

Dưới góc độ tâm lý cá nhân, người viết luôn mong muốn VN-Index sẽ tăng trở lại và vượt vùng 1,000-1,050 điểm. Vì nếu sự đổ vỡ xảy ra quá nghiêm trọng và làm tổn hại đến niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường thì việc phục hồi lại nó sẽ tốn rất nhiều thời gian, có thể phải cần đến nhiều năm.

Tuy nhiên, điều cần thiết hiện nay là phải duy trì sự khách quan và đưa ra những kịch bản khả thi nhất có thể. Xét dưới lăng kính phân tích kỹ thuật thì có hai cách để suy luận ra mục tiêu của VN-Index. Lưu ý: Cả hai kịch bản này đều dùng trong trường hợp VN-Index không thể vượt lên trên vùng 1,000-1,050 điểm.

Cách thứ nhất là dùng mẫu hình. Cơ sở thực tiễn cho lý luận này là Case Study của giai đoạn 2007-2008. Mẫu hình Triple Top hình thành trong thời kỳ này và theo sau đó là sự sụt giảm kéo dài của thị trường.

Mẫu hình Head & Shoulders (dạng phức tạp) đã hình thành sau khi VN-Index phá vỡ neckline trong tháng 10/2022. Mục tiêu giá (target price) của mẫu hình này là 800-850 điểm.

Biến động của VN-Index trong giai đoạn 2007-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Cách thứ hai là sử dụng sóng Elliott. Sóng đẩy (impulse wave) đã hoàn thành xong với 5 sóng tiêu chuẩn (với giả định điểm bắt đầu tại thời điểm đầu năm 2020). Hiện tại, VN-Index đang đi trong sóng hiệu chỉnh (corrective wave).

Nếu xét theo cấu trúc A-B-C thì VN-Index đã đi xong sóng A và B. Hiện tại, sóng C đang diễn ra và điều cần làm là dự báo mục tiêu của nó. Người viết dùng Fibonacci Projection và sử dụng hai sóng liền kề trước đó để dự đoán sóng hiện hành.

Kết quả mục tiêu hiển nhiên nhất của sóng C là vùng 900-920 điểm. Khả năng phá vỡ luôn vùng này để về ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% (tương đương vùng 660-670 điểm) không quá lớn vì điểm kết thúc sóng C thường ở gần điểm kết thúc của sóng 4 trước đó.

Biến động của VN-Index trong giai đoạn 2020-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Dĩ nhiên, trong trường hợp VN-Index đột ngột bứt phá và vượt vùng 1,000-1,050 điểm thì bức tranh sẽ tươi sáng hơn rất nhiều. Khi đó thì sóng 1 của sóng đẩy (impulse wave) tiếp theo sẽ có mục tiêu khả thi là điểm kết thúc của sóng B trước đó (tương đương vùng 1,250-1,300 điểm). Tuy nhiên, khả năng này là không quá lớn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/02: Áp lực bán dần xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều cùng với thanh khoản có sự gia tăng nhẹ trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân trong giao dịch.

Tuần 24-28/02/2025: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AAA, GEX, HDB, MSN, NLG, SHB, TCB, VPB, VCB và VNM.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24-28/02/2025

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/02: Hiện tượng phân hóa đang diễn ra

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với thanh khoản chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân trong giao dịch.

Báo cáo Tiền ảo tháng 2/2025 (Kỳ 2): Tiếp diễn trạng thái giằng co

Phân tích và nhận định xu hướng của các đồng tiền ảo quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/02: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.

VN-Index đang ở giai đoạn bước ngoặt

Thị trường chứng khoán đang đứng trước ngưỡng kháng cự quan trọng. Trong ngắn hạn, VN-Index nhiều khả năng sẽ có rung lắc mạnh. Kết quả test vùng...

Ngày 20/02/2025: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DPM, GEX, OCB, STB, NLG, SHB, TCB, VPB, VCB và VNM.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/02: Tâm lý phân vân vẫn còn hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân trong giao dịch.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/02: Sắc xanh bao phủ thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98