Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đánh cược về một cuộc suy thoái lớn

29/11/2022 07:30
29-11-2022 07:30:00+07:00

Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đánh cược về một cuộc suy thoái lớn

Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đang tập trung đánh cược rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ suy thoái trong năm 2023, với các nhà giao dịch dự đoán lãi suất trong dài hạn sẽ rơi vào quỹ đạo giảm ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn đang bận rộn với việc tăng lãi suất.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn đã xuống dưới khung lãi suất qua đêm chuẩn của Fed, hiện là 3.75 - 4%/năm, và Fed được cho là có thể chỉ tăng lãi suất thêm 1% trong những tháng tới. Trên thị trường quyền chọn, diễn biến giao dịch cho thấy một số nhà đầu tư đang phòng ngừa rủi ro lãi suất cuối cùng có thể giảm một nửa so với mức hiện tại.

Thay vì chờ đợi số liệu để được thuyết phục hơn về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2023 sau làn sóng thắt chặt tiền tệ điên cuồng trong năm nay, các nhà đầu tư đã bắt đầu mua trái phiếu, một lập trường được ủng hộ bởi nhiều quỹ quản lý tài sản như Pacific Investment Management Co.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống dưới khung lãi suất chuẩn của Fed

Gregory Faranello, giám đốc bộ phận chiến lược tại AmeriVet Securities, cho biết: “Chính sách của Fed rất năng động và họ vẫn đang đánh tín hiệu rằng họ sẽ tăng lãi suất lên cao hơn. Nhưng thị trường đang giao dịch giống như là Fed sắp ngừng thắt chặt chính sách”.

Nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn trong tuần trước tăng mạnh đã kéo lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm xuống dưới khung lãi suất qua đêm chuẩn của Fed. Trong bối cảnh lợi suất của trái phiếu ngắn hạn giữ tương đối ổn định, tín hiệu về sự đảo ngược đường cong lợi suất đang được thể hiện rõ rệt nhất trong 4 thập kỷ qua.

Ông Faranello nói: “Chỉ báo về suy thoái đang rất mạnh mẽ, nhưng theo quan điểm của Fed, nó chỉ là một phần của câu chuyện”.

Kinh tế Mỹ, và đặc biệt là thị trường lao động, cho đến nay vẫn tỏ ra khá kiên cường trước các đợt tăng lãi suất của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ rất chú ý đến báo cáo việc làm tháng 11/2022 sắp được công bố trong tuần này. Họ sẽ tìm xem liệu có dấu hiệu nào có thể mở đường cho Fed điều chỉnh lại chính sách lãi suất hay không.

Họ cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng như các quan chức khác xung quanh thời điểm diễn ra cuộc họp chính sách tháng 12/2022 (ngày 13 – 14/12). Mặc dù biên bản của cuộc họp gần đây nhất cho thấy họ có thể sớm giảm tốc độ tăng lãi suất, song các quan chức vẫn kiên quyết nhắc lại sự cần thiết của việc tăng lãi suất lên cao hơn mức hiện tại.

Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, giới đầu tư kỳ vọng rằng việc thắt chặt chính sách sẽ chậm dần từ đây, khi họ tin chắc rằng lạm phát đã đạt đỉnh và tốc độ tạo việc làm đang chậm lại.

Quy mô của các giao dịch đặt cược trái phiếu dài hạn tăng giá, cũng như độ sâu của sự đảo ngược đường cong lợi suất, cho thấy thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ có thể sẽ gặp “sóng gió” khi nhà đầu tư tiếp nhận các số liệu kinh tế trong tuần này, bao gồm cả báo cáo việc làm hàng tháng.

Trên thị trường hợp đồng hoán đổi, giới đầu tư cũng đặt cược lãi suất tại Mỹ sẽ tăng lên khoảng 5% vào giữa năm 2023 trước khi giảm hơn 0.5% vào đầu năm 2024. Một số người đánh cược Fed sẽ giảm lãi suất mạnh tay hơn, có thể xuống 3%, thậm chí 2%, hoặc vào cuối năm 2023 hoặc vào đầu năm 2024.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình với kịch bản này. Goldman Sachs cho biết lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ duy trì trên 4% tới năm 2024, khi kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong năm tới bị phá vỡ do kinh tế không suy thoái và lạm phát vẫn ở mức cao.

Tất nhiên, đây là quan điểm trái ngược với phần lớn dự báo hiện tại của thị trường. Ngay cả khi Fed chưa xoay trục chính sách, ngày càng nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua khả năng Fed sẽ tăng lãi suất không ngừng và hướng tới dự đoán kinh tế sẽ suy thoái.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98