Các quỹ quản lý tài sản sẽ mạnh tay cắt giảm chi phí trong năm 2023

27/01/2023 10:00
27-01-2023 10:00:00+07:00

Các quỹ quản lý tài sản sẽ mạnh tay cắt giảm chi phí trong năm 2023

Sau một thời gian dài trì hoãn, các quỹ quản lý tài sản toàn cầu sẽ phải tính toán lại mọi thứ trong năm 2023 khi tài sản sụt giảm, buộc họ phải cắt giảm chi phí và đưa ra những quyết định khó khăn về nơi đầu tư để duy trì tăng trưởng.

Doanh thu của toàn ngành quản lý tài sản đã giảm trong năm 2022 sau khi đạt kỷ lục trong năm trước đó. Nguyên nhân là hầu hết loại tài sản đều giảm giá mạnh, ảnh hưởng đến cả phí quản lý và phí hiệu quả đầu tư của các quỹ. Tại Mỹ, tổng tài sản trong các quỹ tương hỗ và ETF đã giảm 17% kể từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 10/2022, theo số liệu mới nhất từ Investment Company Institute.

Đồng thời, hầu hết quỹ quản lý tài sản đang chịu áp lực tìm nguồn vốn để nâng cấp công nghệ và giành khách hàng mới. Kết quả là, họ quyết định thắt chặt chi phí nhân sự thông qua đóng băng tuyển dụng, cắt giảm tiền thưởng để tránh phải sa thải hàng loạt. Các chuyên gia tư vấn cũng cho biết số lượng yêu cầu được tư vấn về đầu tư hiệu quả đang tăng mạnh trở lại.

Markus Habbel, đối tác chuyên nghiên cứu lĩnh vực quản lý tài sản tại Bain, cho biết các quỹ thực sự cần phải cùng nhau hành động. “Nếu bạn không có quy mô, mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn”.

Phản ứng ban đầu của giới quản lý tài sản đối với sự hỗn loạn trong năm ngoái chủ yếu là các biện pháp thắt lưng buộc bụng chung và cắt giảm nhỏ trên diện rộng. Tuy nhiên, giới phân tích ngành dự báo năm 2023 họ sẽ cần nhiều quyết định chiến lược hơn.

“Họ vẫn bị cám dỗ nên chỉ cởi bỏ mỗi thứ một chút. Các nhà quản lý sẽ cần phải quyết định tập trung vào điều gì và không tập trung vào điều gì. Những thay đổi lớn về cấu trúc cần phải được thực hiện để loại bớt chi phí”, Julia Hobart, đối tác trong lĩnh vực quản lý tiền và tài sản tại Oliver Wyman, nói.

Cũng theo Jeremy Taylor, Giám đốc chi nhánh tại Vương quốc Anh của Lazard Asset Management, khi doanh thu giảm, các quỹ quản lý có xu hướng giảm bớt nguồn lực cho những mảng không hiệu quả trong 3 - 5 năm qua và xem xét kỹ lưỡng hơn những mảng có tiềm năng tăng trưởng.

Trên thực tế, các quỹ quản lý tài sản mạnh hơn lại muốn thúc đẩy lợi nhuận khi các đối thủ yếu hơn đang thực hiện cắt giảm.

Patrick Thomson, Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của JPMorgan Asset Management, chia sẻ: “Chiến lược ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục đầu tư vào các xu hướng dài hạn trong suốt chu kỳ thị trường, bao gồm đầu tư bền vững, năng lượng tái tạo, quỹ quản lý chủ động và ETF. Nếu bạn đầu tư đáng kể vào những xu hướng đó trong thời kỳ suy thoái, nó sẽ giúp bạn có lợi thế khi những người khác có thể phải cắt giảm”.

Nhiều nhà quản lý tài sản hy vọng rằng các quỹ trái phiếu, sau khi đã giảm giá mạnh và bị rút vốn ồ ạt khi lãi suất tăng, sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023. Tom Mills, chuyên gia phân tích trái phiếu tại ngân hàng Jefferies, cho biết: “Bạn sẽ thấy dòng tiền chảy từ các loại tài sản có tỷ suất lợi nhuận cao sang trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn”.

Một số quỹ quản lý tài sản cũng dự đoán suy thoái sẽ đẩy nhanh xu hướng chuyển từ các quỹ tương hỗ và tài khoản môi giới truyền thống sang đầu tư mới hơn, bao gồm ETF, tài khoản được quản lý riêng và danh mục mẫu (cho phép nhà đầu tư sử dụng các phương pháp đầu tư đơn giản và hiệu quả, ít phải quản lý).

“Bất cứ khi nào xảy ra siêu cú sốc trên thị trường, mọi người đều thực hiện những thay đổi lớn đối với danh mục đầu tư của họ. Tại Mỹ, nhà đầu tư cá nhân có sự chuyển đổi từ tài khoản môi giới sang dịch vụ tư vấn có trả phí, điều đó có nghĩa là mọi người sẽ sử dụng danh mục đầu tư mẫu và ETF nhiều hơn”, Martin Small, Giám đốc tư vấn tài sản của BlackRock tại Mỹ, nói.

Giới quản lý tài sản đã dành năm 2021 và đầu 2022 để thu hút các nhà cung cấp chuyên về thị trường tư nhân và đầu tư thay thế, song hoạt động dàn xếp thoả thuận lại sụt giảm trong bối cảnh thị trường hỗn loạn. Giá cổ phiếu trong lĩnh vực này đang giảm mạnh, với chỉ số S&P Composite 1500 Asset Managers giảm 23% kể từ đầu năm 2022. Nguyên nhân là người bán không muốn chấp nhận bán ở mức giá đó, còn người mua tiềm năng không sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

Philipp Koch, Giám đốc quản lý tài sản tại châu Âu của McKinsey, cho rằng áp lực chi phí có thể buộc các quỹ quản lý tài sản thay đổi cách tính toán, đặc biệt trong nửa cuối năm 2023. “Một số quỹ có thể kết luận rằng mô hình kinh doanh của họ không còn bền vững và đưa ra các giải pháp sáng tạo hơn như hợp nhất và M&A”.

Áp lực về chi phí có thể là quá lớn đối với một số quỹ quản lý tài sản lâu đời. Cyrus Taraporevala, người vừa thôi giữ chức CEO của State Street Global Advisors, cho biết: “Bất cứ khi nào có một cuộc suy thoái, nếu là cuộc suy thoái sâu, những người chơi yếu tay sẽ bị loại. Đó là chuyện bình thường”.

Các quỹ quản lý tài sản có năm tồi tệ nhất 100 năm

Kim Dung (Theo FT)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98