Silicon Valley Bank: Đế chế hơn 40 năm sụp đổ trong 48 giờ

11/03/2023 16:03
11-03-2023 16:03:21+07:00

Silicon Valley Bank: Đế chế hơn 40 năm sụp đổ trong 48 giờ

Ngày 08/03, Silicon Valley Bank (SVB) vẫn còn là một tổ chức tín dụng có nguồn vốn dồi dào đang tìm cách huy động thêm. Nhưng chỉ trong 48 giờ, một cơn hoảng loạn được gây ra bởi chính cộng đồng đầu tư mạo hiểm mà SVB đã phục vụ và nuôi dưỡng lại đặt dấu chấm hết cho chặng đường 40 năm hoạt động của ngân hàng Mỹ này.

Cơn hoảng loạn trong 48 giờ

Cơ quan nhà quản lý đã yêu cầu SVB ngừng hoạt động vào ngày 10/3, đồng thời tịch thu các khoản tiền gửi của họ, gây ra vụ sụp đổ lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và lớn thứ hai trong lịch sử giới nhà băng Mỹ.

48 giờ lụi tàn của SVB bắt đầu vào cuối ngày 08/03, khi ngân hàng này gây sốc cho giới đầu tư với thông tin rằng họ cần huy động 2.25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Ngay sau đó là sự sụp đổ nhanh chóng của một ngân hàng vốn rất được kính trọng, đã phát triển cùng với các doanh nghiệp công nghệ của mình. Các thành viên của cộng đồng đầu tư mạo hiểm bắt đầu than thở về vai trò của các nhà đầu tư khác trong sự sụp đổ của SVB.

Những gì diễn ra với SVB trong 48 giờ qua chính là hậu quả của đợt tăng lãi suất mạnh nhất 4 thập kỷ qua nhằm ngăn chặn lạm phát của Fed. Tác động có thể lan rộng hơn nữa, với những lo ngại cho rằng giới startup sẽ không có tiền trả lương cho nhân viên trong thời gian tới, các nhà đầu tư mạo hiểm có thể gặp khó trong việc huy động vốn và lĩnh vực ngân hàng vốn đã bị vùi dập có thể phải đối mặt với khủng hoảng sâu rộng hơn.

Nguồn gốc cho sự sụp đổ của SVB bắt nguồn từ sự hỗn loạn do làn sóng tăng lãi suất gây nên. Khi các khách hàng startup rút tiền gửi để duy trì hoạt động trong môi trường IPO và huy động vốn tư nhân bị đóng băng, SVB bắt đầu nhận ra tình trạng thiếu vốn. Ngân hàng này buộc phải bán tất cả trái phiếu sẵn sàng để bán với khoản lỗ 1.8 tỷ USD, SVB cho biết vào cuối ngày 08/03.

Nhu cầu đột ngột về nguồn vốn mới, đặc biệt là sau sự sụp đổ của ngân hàng Silvergate trong lĩnh vực tiền điện tử, đã gây ra làn sóng rút tiền gửi khác vào ngày 09/03. Khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã khuyến nghị những công ty thuộc danh mục đầu tư của họ rút tiền, theo những người có kiến ​​thức về vấn đề này.

Các khách hàng của SVB cho biết giám đốc điều hành Greg Becker đã không tạo được niềm tin khi kêu gọi họ giữ bình tĩnh vào chiều ngày 09/03. Đà lao dốc của cổ phiếu SVB không có dấu hiệu dừng lại, với mức giảm 60% vào cuối phiên giao dịch thông thường. Điều quan trọng là, ông Becker không thể đảm bảo với khách hàng rằng đợt tăng vốn ngày 08/03 sẽ là lần cuối cùng tăng vốn của họ, một nguồn tin giấu tên cho hay.

CEO Silicon Valley Bank bán 3.6 triệu USD cổ phiếu trước khi ngân hàng sụp đổ

Kết quả, khách hàng đã rút một khoản tiền gửi đáng kinh ngạc là 42 tỷ USD tính đến cuối ngày 09/03, theo một hồ sơ công khai. Cơ quan quản lý cho biết vào cuối ngày hôm đó, SVB có số dư tiền mặt là âm 958 triệu USD, và không thể huy động đủ tài sản thế chấp từ các nguồn khác.

Gậy ông đập lưng ông

Theo Ryan Falvey, một cựu nhân viên của SVB và hiện là nhà đầu tư fintech tại Restive Ventures, bản chất liên kết chặt chẽ của cộng đồng đầu tư công nghệ chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ đột ngột của ngân hàng Mỹ này. “Làn sóng rút vốn khỏi SVB được gây ra bởi chính giới đầu tư mạo hiểm. Nói cách khác, đây là trường hợp gậy ông đập lưng ông”, ông nói.

Các quỹ lớn, bao gồm Union Square Ventures và Coatue Management, đã gửi email tới toàn bộ danh sách startup của họ trong những ngày gần đây, nhằm hướng dẫn họ rút tiền ra khỏi SVB vì lo ngại sẽ xảy ra làn sóng tháo chạy. Những email đó được lan truyền trên mạng xã hội và nó khiến tâm lý hoảng loạn gia tăng.

Spencer Greene, một nhà đầu tư mạo hiểm khác và là đối tác của TSVC, cũng lên tiếng chỉ trích giới đầu tư đã hiểu sai sự thật về vị thế của SVB. “Đối với tôi, có vẻ như họ không có vấn đề về thanh khoản cho đến khi một vài nhà đầu tư mạo hiểm kêu gọi rút tiền”, ông nói.

Tối ngày 09/03, một số khách hàng của SVB nhận được email đảm bảo với họ rằng ngân hàng vẫn hoạt động bình thường.

Email, của một nhân viên ngân hàng SVB, viết: “Tôi chắc rằng bạn đã nghe một số tin đồn về SVB trên thị trường hiện nay nên muốn liên hệ để cung cấp một số thông tin. SVB vẫn đang hoạt động bình thường”.

Tuy nhiên, sang ngày 10/03, khi cổ phiếu của SVB tiếp tục giảm, ngân hàng đã từ bỏ nỗ lực bán cổ phiếu. Thay vào đó, họ đang tìm cách bán mình, theo CNBC. Nhưng làn sóng rút tiền gửi khiến quá trình bán mình trở nên khó khăn hơn và nỗ lực đó cũng thất bại.

Giờ đây, làn sóng tháo chạy khỏi SVB đã dừng lại bằng việc SVB bị tịch thu tài sản, những người ở lại với SVB không biết bao giờ mới có thể lấy lại tiền của họ. Dự kiến, các khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ được trả lại sớm nhất là vào ngày 13/03, song phần lớn tiền gửi do SVB nắm giữ không được bảo hiểm nên không rõ khi nào chúng sẽ được giải phóng.

“Làn sóng rút tiền gửi ồ ạt đã khiến SVB không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Ngân hàng này bây giờ đã mất khả năng thanh toán”, cơ quan quản lý tài chính California cho biết.

Silicon Valley Bank sụp đổ

Rắc rối ở Silicon Valley Bank khiến giới đầu tư “đứng ngồi không yên” 

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98