Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của Trung Quốc

05/09/2023 11:52
05-09-2023 11:52:00+07:00

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của Trung Quốc

Khi nhu cầu trong nước và nước ngoài yếu, Trung Quốc tiếp tục có các giải pháp về tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như gia hạn và mở rộng miễn giảm thuế.

Công nhân làm việc tại Nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi yếu sau đại dịch, Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như hỗ trợ các công ty nước ngoài nhằm thu hút đầu tư.

Thuế cũng là một trong những lựa chọn để vực dậy lĩnh vực bất động sản đang lao đao vài năm qua.

Tiếp sức cho nền kinh tế

Khi nhu cầu cả trong nước và nước ngoài yếu, đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc mất động lực kể từ tháng Tư vừa qua. Một số doanh nghiệp nhỏ đối mặt với lượng đơn hàng ít hơn, các khó khăn về tài chính và lợi nhuận giảm sút.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tiếp tục có các giải pháp về tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những chính sách như gia hạn và mở rộng miễn giảm thuế được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.

Bộ Tài chính Trung Quốc trong tháng Tám vừa qua đã công bố gói các biện pháp hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo thông báo của Bộ Tài chính, đối với người nộp thuế có doanh thu hàng tháng không quá 100.000 nhân dân tệ (khoảng 14.000 USD) sẽ tiếp tục được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể vẫn hưởng thuế suất VAT ưu đãi 1%, giảm từ 3%. Nhiều loại phí bảo lãnh liên ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hay miễn thuế trước bạ vẫn giữ nguyên cho đến cuối năm 2027.

Nguồn thu từ lãi của các tổ chức tài chính đối với các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể cũng được miễn thuế VAT cho đến năm 2027. Các khoản vay nhỏ là những khoản vay được cấp cho các doanh nghiệp có hạn mức tín dụng dưới 10 triệu nhân dân tệ.

Không chỉ hỗ trợ để các doanh nghiệp ít bị tổn thương nhất trong thời kỳ khó khăn, các chính sách miễn giảm thuế của Trung Quốc còn tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn chiến lược như công nghệ để nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao tính tự chủ của công nghệ đất nước trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo gia hạn các điều khoản ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ dưới 300 nhân viên, với tổng giá trị tài sản và doanh thu hàng năm đều không quá 50 triệu nhân dân tệ, cho đến cuối năm 2027. Động thái này nhằm khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh và đổi mới.

Những nhà đầu tư hoặc công ty đầu tư nhận cổ phần trong công ty khởi nghiệp công nghệ ở giai đoạn hạt giống hoặc giai đoạn đầu mà tiếp tục đầu tư từ 2 năm trở lên, có thể khấu trừ 70% số tiền đầu tư từ thu nhập chịu thuế.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhằm hỗ trợ các công ty nước ngoài đang gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài thời hậu COVID-19, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 29/8 vừa qua cho biết sẽ gia hạn chính sách ưu đãi thuế cho các công dân nước ngoài làm việc tại nước này đến hết năm 2027.

Trước đó, theo kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc sẽ bỏ các khoản phụ cấp không chịu thuế của lao động nước ngoài trong năm ngoái, nhưng đã quyết định sẽ kéo dài chương trình này trên cơ sở xem xét gia hạn đến cuối năm nay.

Giám đốc cấp cao của Hội đồng Doanh nghiệp Trung Quốc-Anh Kiran Patel đã hoan nghênh quyết định trên của Trung Quốc, gọi đây là một cam kết thực sự của Chính phủ Trung Quốc đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại đây.

Ông Patel nói các chính sách ưu đãi của Trung Quốc sẽ giúp hạn chế tình trạng nhân tài quốc tế có trình độ cao rời đi; đồng thời giúp các công ty đa quốc gia có sự rõ ràng về chiến lược nhân tài của họ, liên quan đến việc triển khai nhân viên nước ngoài và kế hoạch tuyển dụng.

Hiện các phòng thương mại và tổ chức kinh doanh nước ngoài tại Trung Quốc đang kỳ vọng nước này sẽ mở rộng hơn nữa các ưu đãi dành cho họ, bao gồm cả việc cho phép người nước ngoài được hưởng các khoản khấu trừ thuế, liên quan tới tiền thuê nhà, chi phí giáo dục cho trẻ em, đào tạo ngôn ngữ và một số chi phí khác.

Trước đó, ngày 13/8 vừa qua, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đã ban hành các hướng dẫn nhằm tối ưu hóa môi trường đầu tư nước ngoài và thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Tài liệu gồm 24 hướng dẫn bao gồm việc tăng hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như tạm thời miễn thuế thu nhập cá nhân cho các nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc.

Bên trong một xưởng sản xuất xe quét rác chạy bằng điện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trung Quốc đang nỗ lực thu hút vốn nước ngoài khi quá trình phục hồi kinh tế của nước này hậu đại dịch COVID-19 chậm lại, do nhu cầu xuất khẩu yếu từ các đối tác thương mại quan trọng và tình trạng hỗn loạn đang diễn ra trên thị trường bất động sản.

"Giải cứu" bất động sản

Bộ Tài chính và hai cơ quan chính phủ đã công bố các khoản ưu đãi thuế cho người dân mua nhà ở sẽ được kéo dài đến cuối năm 2025. Từ 1/1/2024 đến 31/12/2025, những người mua nhà mới trong vòng một năm kể từ khi họ bán nhà cũ sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân cho khoản thuế đã nộp khi bán nhà.

Khoản thuế trên sẽ được hoàn lại toàn bộ nếu giá nhà mới mua cao hơn hoặc bằng giá nhà cũ. Nếu không, việc giảm thuế sẽ dựa trên tỷ lệ chênh lệch giá của hai căn nhà. Ngoài ra, hai ngôi nhà phải ở cùng một thành phố và người bán nhà phải là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu căn nhà mới mua. Các biện pháp ưu đãi thuế này được thực hiện từ năm 2022 và theo kế hoạch ban đầu sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay.

Ngoài ra, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết chính sách ưu đãi thuế đối với nhà cho thuê công cộng cũng sẽ được gia hạn đến cuối năm 2025.

Theo các chuyên gia, những điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, phí nói trên liên quan đến thị trường vốn và lĩnh vực nhà ở sẽ tạo điều kiện cho người dân cải thiện điều kiện ăn ở và góp phần thúc đẩy niềm tin vào thị trường.

Phát biểu tại hội thảo với các công ty bất động sản gần đây, Bộ trưởng Nhà ở và Kiến thiết Thành thị, Nông thôn Trung Quốc Nghê Hồng khẳng định việc ổn định lĩnh vực xây dựng và bất động sản sẽ hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.

Evergrande Evergrande đã trở thành ví dụ điển hình cho cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có trong lĩnh vực bất động sản của nước này, vốn chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế Trung Quốc, sau khi đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản vào giữa năm 2021.

Nhờ nỗ lực tái cơ cấu và sự hỗ trợ chính sách Tập đoàn đã nộp đơn xin tiếp tục giao dịch cổ phiếu trên sàn Hong Kong của Trung Quốc từ ngày 28/8 vừa qua, sau khi tạm dừng giao dịch từ ngày 21/3/2022.

Trong khi đó, Country Garden, một trong những công ty xây dựng nhà lớn nhất thế giới, có thời hạn để thực hiện các khoản thanh toán lãi suất trái phiếu cho đến đầu tháng Chín này, hoặc chịu cảnh vỡ nợ và tái cơ cấu như hàng trăm nhà phát triển khác tại Trung Quốc./.

Lê Minh

Vietnamplus





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025...

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, khi những tổn thất kinh tế từ cuộc đấu thuế quan đang đè nặng lên nhiều...

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp

Theo hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.

Nhà máy ở Trung Quốc giảm công suất, công nhân tạm nghỉ việc vì thương chiến

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đang khiến các nhà máy Trung Quốc điêu đứng vì đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ từ quần jeans đến đồ gia...

5 quân bài mặc cả của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra với quy mô toàn diện. Hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị áp thuế lên tới...

Trung Quốc bác thông tin đã đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc đã công khai phủ nhận mọi thông tin về việc nước này đã chủ động tiếp cận Mỹ để đàm phán thương mại.

Hơn 10 bang Mỹ đồng loạt kiện ông Trump vì thuế quan

12 bang của Mỹ đồng loạt đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông vào ngày 23/04, yêu cầu tòa án tuyên bố rằng các thuế quan mới đối với hàng nhập...

Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo các yếu tố bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ

Trong những tuần gần đây, hoạt động sản xuất tại 2/3 các khu vực nhìn chung đình trệ hoặc thậm chí suy giảm. Lĩnh vực du lịch cũng chững lại, đặc biệt tại một số...

Tại sao ông Trump dừng ý định sa thải Chủ tịch Fed?

Tổng thống Trump tuần này đã bất ngờ tuyên bố ông chưa bao giờ có kế hoạch sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, đồng thời cáo buộc truyền thông tạo ra câu chuyện sai...

FT: Ông Trump cân nhắc giảm thuế với linh kiện ô tô Trung Quốc

Mới đây, tờ Financial Times (FT) đưa tin chính quyền Trump đang xem xét giảm thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc. 


Hotline: 0908 16 98 98