Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 trên 351,000 tỷ đồng

11/03/2024 22:02
11-03-2024 22:02:00+07:00

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 trên 351,000 tỷ đồng

Chiều 11/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần tích cực, chủ động của Bộ GTVT trong xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển - Ảnh: VGP/MK

Đề án điều chỉnh một số nội dung về mục tiêu, nhóm cảng biển, nhu cầu sử dụng đất và mặt nước; nhu cầu vốn đầu tư; các dự án ưu tiên; giải pháp thực hiện quy hoạch (về cơ chế, chính sách, môi trường, khoa học và công nghệ); phân công trong công tác tổ chức thực hiện.

Theo đó, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hoá từ 1,330 đến 1,612 triệu tấn (tăng khoảng 190 triệu tấn), hành khách từ 17.4 đến 18.8 triệu lượt (tăng 7.3-8.5 triệu lượt). Lượng hàng trung chuyển container quốc tế dự kiến khoảng 4.1 triệu TEU.

Đến năm 2050, năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu hàng hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4.2 đến 4.8%/năm (tăng từ 0.2-0.3%).

Ngoài các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế được ưu tiên phát triển như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu); quy hoạch phấn đấu xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cảng biển TPHCM từ cảng biển loại 1 được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt; bổ sung nhu cầu hàng hoá trung chuyển quốc tế qua khu bến Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) khoảng 0.5-1 triệu TEU/năm vào năm 2030.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351,500 tỷ đồng, tăng 38,500 tỷ đồng; ưu tiên thêm dự án hạ tầng công cộng của khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề, bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Về giải pháp thực hiện hiện, Đề án đề xuất "rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng theo mô hình cảng xanh, cảng thông minh, sử dụng nhiên liệu sạch, xanh, ít phát thải hoặc không phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển…

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ KH&ĐT, GTVT, Quốc phòng, UBND TPHCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thảo luận, phân tích về căn cứ pháp lý, trình tự thủ tục, cơ sở khoa học, thực tiễn, dự báo lượng hàng hoá, hành khách, đánh giá tác động… của những nội dung chính trong Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các ý kiến nhấn mạnh, Đề án điều chỉnh phải tăng cường kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, các phương thức vận tải, cơ sở dịch vụ logistics,… không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, lãng phí nguồn lực, giảm sức cạnh tranh của cảng biển Việt Nam; làm rõ luận cứ bổ sung khu trung chuyển quốc tế Cần Giờ, mối quan hệ giữa cảng biển TPHCM với cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu; phương án nâng cao năng lực trung chuyển quốc tế của khu bến Liên Chiểu; các giải pháp giảm thiểu tác động của hệ thống cảng biển đến môi trường, hệ sinh thái; đánh giá, dự báo thị trường dịch vụ hàng hải, cảng biển của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư cảng biển trong thời gian tới phải tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xanh, hạ tầng số… đặt trong lợi ích của các nhóm cảng biển, cũng như lợi ích của vùng, quốc gia - Ảnh: VGP/MK

Phó Thủ tướng đánh giá cao tinh thần tích cực, chủ động của Bộ GTVT trong xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển; đồng thời có phương pháp, tiêu chí phân loại khoa học, bám sát quan điểm, mục tiêu, dự báo nhu cầu phát triển của từng vùng kinh tế-xã hội, từng địa phương.

Đồng tình với các ý kiến góp ý liên quan đến nội dung bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; tăng khối lượng hàng hoá trung chuyển quốc tế qua khu bến Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) khoảng 0.5-1 triệu TEU năm 2030, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tính toán, làm rõ luận chứng kinh tế, kỹ thuật, môi trường… đối với việc điều chỉnh các bến cảng trung chuyển quốc tế trong mối quan hệ, chia sẻ lợi ích với những cảng biển cửa ngõ, trung chuyển quốc tế hiện nay, cũng như các nhóm cảng biển khác và hệ thống giao thông kết nối, hạ tầng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật.

"Đầu tư cảng biển trong thời gian tới phải tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xanh, hạ tầng số… đặt trong lợi ích của các nhóm cảng biển, cũng như lợi ích của vùng, quốc gia", Phó Thủ tướng nói và lưu ý "Quy hoạch hệ thống cảng biển mang tính tổng thể nhưng cũng cần xác định bước đầu không gian đất đai, mặt nước để sẵn sàng triển khai sau khi được phê duyệt điều chỉnh".

Kha Nguyễn

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điều chỉnh quy hoạch, nâng công suất sân bay Gia Bình lên 5 triệu hành khách/năm

Theo quy hoạch sân bay toàn quốc vừa được điều chỉnh, đến năm 2030, công suất sân bay Gia Bình 5 triệu hành khách/năm; sân bay Nội Bài là 55 triệu

Chủ tịch TPHCM giao nhiệm vụ làm 4 dự án BOT gần 58.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TPHCM vừa giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án, chủ đầu tư cho các dự án thành phần mở rộng quốc lộ 1, 22,13 và trục Bắc - Nam theo hình thức BOT, kinh phí...

Hơn 17.700 tỷ đồng đầu tư cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư hơn 17.700 tỷ đồng.

Đồng Nai duyệt quy hoạch 1/2000 KCN rộng 330ha giáp cao tốc Bến Lức - Long Thành

Khu công nghiệp Phước An diện tích 330ha tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch giáp cao tốc Bến Lức - Long Thành vừa được duyệt quy hoạch phân khu 1/2000.

Đà Nẵng hủy chủ trương đầu tư KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 – phần mở rộng

Lý do UBND TP. Đà Nẵng thu hồi là chưa đảm bảo về thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư; chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh đối với phần...

Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ phương án đầu tư 2 đoạn tuyến cao tốc do VEC quản lý

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu...

Hà Nội đặt mốc khởi công đường vành đai 4 vào ngày 19/5

UBND TP Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đảm bảo khởi công đường vành đai 4 vào dịp 19/5.

Đề xuất mở rộng các tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...

5 thách thức khi phát triển đô thị nén của TP HCM

Bài toán nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục pháp lý và trên hết là công tác giải phóng mặt bằng đặt ra thách thức lớn cho kế hoạch phát triển đô thị nén của TP HCM.

Chậm nhất tháng 9-2025 sẽ khởi công cầu đường Nguyễn Khoái

Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết sẽ khởi công dự án cầu đường Nguyễn Khoái chậm nhất vào tháng 9-2025.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


Hotline: 0908 16 98 98