Đâu là đỉnh của nợ xấu?

17/05/2024 09:02
17-05-2024 09:02:00+07:00

Đâu là đỉnh của nợ xấu?

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, tổng nợ xấu tính đến cuối quý 1/2024 của 28 ngân hàng là 224,146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14%.

Tín dụng tăng gần 2%, nợ xấu tăng 14%

Sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, tín dụng đã dương trở lại trong tháng 3 (tăng 0.98%); đến cuối tháng 3/2024 đạt khoảng 13.6 triệu tỷ đồng, tăng 0.26% so với đầu năm.

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, tính đến 31/03/2024, tổng dư nợ tại 28 ngân hàng trong hệ thống là hơn 10.2 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ gần 2% so với đầu năm.

Có 8/28 ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm so với đầu năm. Trong đó, ABBank (ABB) giảm mạnh nhất - hơn 19% (79,133 tỷ đồng), kế đó là BaoVietBank giảm hơn 4% (39,673 tỷ đồng) và Vietcombank (VCB) giảm hơn 3% (hơn 1.2 triệu tỷ đồng)…

Các ngân hàng còn lại tăng trưởng dương với tốc độ bình quân 3.5%. Trong đó, LPBank (LPB) tăng trưởng tín dụng mạnh nhất (+ 12%), kế đó là Techcombank (TCB, +8%), HDBank (HDB, +6%), NCB (+5%)…

Trong khi đó, nợ xấu tiếp tục tăng so với đầu năm. Tổng nợ xấu tính đến cuối quý 1 của 28 ngân hàng là 224,146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14%. Hai ngân hàng có chất lượng nợ vay cải thiện là VPBank (VPB) giảm gần 1% nợ xấu và SHB giảm nhẹ 0.1%. Các ngân hàng còn lại trong hệ thống đều báo nợ xấu tăng trưởng so với đầu năm với tốc độ bình quân hơn 18%.

Cơ cấu nợ xấu cũng diễn biến tiêu cực hơn. Nợ dưới chuẩn (nhóm 3) tăng mạnh nhất với 21%, kế đó là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng gần 18% và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng hơn 4%.

Chất lượng nợ vay của các ngân hàng tính đến 31/03/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

24 ngân hàng tăng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ

Tính đến 31/03/2024, có đến 24/28 ngân hàng tăng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay so với đầu năm. Có 9 ngân hàng có tỷ lệ này vượt ngưỡng cho phép 3%, trong khi tại thời điểm đầu năm chỉ có 5 ngân hàng.

Mặc dù vậy, vẫn có 4 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cải thiện là VPB, NCB, SHBTCB.

Nguồn: VietstockFinance

Cuối quý 2 sẽ là đỉnh của nợ xấu?

Nợ xấu tại các ngân hàng tiếp tục tăng trong bối cảnh Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giãn, hoãn nợ được gia hạn đến cuối năm 2024. Nói về điều này, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế lý giải: “Những khoản nợ được cơ cấu thì không thành nợ xấu, nhưng vẫn có những khoản nợ không nằm trong diện được cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Không phải tất cả doanh nghiệp đều thuộc diện tái cơ cấu, không chuyển nhóm nợ, khi đến hạn mà không có khả năng thanh toán sẽ chuyển thành nợ xấu”.

Khi Thông tư 02 hết hiệu lực, chắc chắn mức nợ xấu sẽ tăng lên rất cao, vì hiện nay, khi được gia hạn, tỷ lệ nợ xấu đã cao vượt quy định.

Ông Thịnh chia sẻ thêm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thế nhưng, lãi suất huy động sẽ phải tăng lên từ từ theo điều chỉnh của thị trường và từ tháng 4 đến nay đã có nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động, do lượng tiền gửi trong ngân hàng đang sụt giảm. Muốn giữ lãi suất cho vay ở mức thấp, ngân hàng phải có mức lãi suất huy động ở mức thấp. Do đó, lãi suất huy động có thể tăng ở một số kỳ hạn, thường là kỳ hạn dài trên 1 năm.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM đánh giá, tình hình kinh tế hiện nay đang tăng trưởng một cách tuyến tính chứ không phải là hồi phục mạnh mẽ. Do vậy, áp lực nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn. Chắc chắn nợ xấu trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng. Mặc dù Thông tư 02 được gia hạn đến cuối năm 2024, nhưng nếu tình hình kinh tế thế giới vẫn như hiện nay và khởi sắc trở lại, không có yếu tố tiêu cực nào xảy ra và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất vào cuối năm, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào cuối quý 2 hoặc đầu quý 3. Nhưng đó là đỉnh của Thông tư 02, còn khi hết hiệu lực, nợ xấu sẽ còn tăng cao hơn nữa, do sự điều chỉnh.

Khi nợ xấu tăng cao, chi phí trích lập dự phòng cũng sẽ phải tăng theo, làm sụt giảm lợi nhuận ngân hàng trong quý 1.

Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của 28 ngân hàng trong quý 1/2024 là 31,656 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Có đến 14/28 ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng, làm kéo lùi lợi nhuận ngân hàng. Kết quả, có 9 ngân hàng giảm lợi nhuận trước thuế trong quý đầu năm và 1 ngân hàng báo lỗ.

Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong quý 1/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo trong quý 2, nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng sẽ tiếp tục tăng. Khi nào nợ xấu đạt đỉnh và có xu hướng giảm đi thì phần dự phòng mới giảm theo.

Cát Lam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Techcombank: Mục tiêu lãi 31,500 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu ESOP để tăng vốn

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, phát hành cổ phiếu ESOP để...

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng, chia cổ tức tiền mặt trong năm 2025

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt, bầu HĐQT và...

Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Mỹ

Đây là yêu cầu của Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nêu tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội...

HSBC Việt Nam: Lợi nhuận giảm, thu nhập bình quân nhân viên 72 triệu đồng/tháng

Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) vừa công bố báo cáo tài chính tóm tắt cho năm tài chính 2024 với lợi nhuận trước thuế hơn 4,451 tỷ đồng, giảm 32%...

Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/04/2025, Sở Giao thông Công chánh TPHCM phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng...

Cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính ngân hàng yếu kém

Đây là một trong nhiều đề xuất của các chuyên gia nhằm giúp việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém hiệu quả hơn.

Chứng chỉ tiền gửi Online – Tiện ích mới để tiền sinh lời hiệu quả từ BVBank

Để dòng tiền nhàn rỗi của khách hàng không chỉ sinh lời tối đa mà còn thuận tiện khi gửi, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) ra mắt Chứng chỉ tiền gửi trên ngân hàng số...

Làm sao để tái cơ cấu ngân hàng thành công?

Để việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua phương án chuyển giao có hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được tái cơ cấu phải đảm bảo...

Ngân hàng sẵn sàng triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho công nghệ số

Các ngân hàng đều nhất trí chủ về chủ trương triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.

Tín dụng quý 1/2025 TPHCM tăng 1.39%

Đến cuối quý 1/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM (số liệu thực tế) đạt 3.998 triệu tỷ đồng, tăng 1.39% so với cuối năm 2024 và tăng 11.82% so với cùng kỳ.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

FPT - Mua được chưa? (Kỳ 1)

FPT - Mua được chưa? (Kỳ 1)

Nhờ năng lực công nghệ vượt trội, hệ sinh thái dịch vụ toàn diện và chiến lược mở rộng quốc tế, CTCP FPT (HOSE: FPT) khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ICT Việt Nam sẽ tạo động lực cho FPT tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh và mở rộng thị phần.




Hotline: 0908 16 98 98