Thị trường tích cực, doanh nghiệp bất động sản tăng “của để dành”

10/06/2024 11:02
10-06-2024 11:02:00+07:00

Thị trường tích cực, doanh nghiệp bất động sản tăng “của để dành”

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh chưa phản ánh được sự khởi sắc của thị trường, giá trị “của để dành” của các doanh nghiệp phát triển bất động sản đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Theo thống kê của VietstockFinance từ 62 doanh nghiệp phát triển bất động sản (BĐS) trên HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị của để dành (người mua trả tiền trước + doanh thu chưa thực hiện) tính đến 31/03/2024 đạt gần 102 ngàn tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.

Doanh nghiệp có lượng của để dành tăng mạnh nhất là CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) với gần 1.3 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 3, gấp hơn 2 lần so với đầu năm. Đây là số dư các khoản thanh toán theo tiến độ từ các khách hàng mua dự án BĐS tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Yên.

Ông lớn CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) có giá trị của để dành tăng đáng kể với 23%, lên gần 44.8 ngàn tỷ đồng. Trong quý 1, VHM đã bàn giao Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 và Vinhomes Grand Park. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận trong quý 1/2024 thấp hơn cùng kỳ năm 2023, do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang trong quá trình xây dựng, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành và ghi nhận trong các quý sau theo chuẩn mực kế toán.

10 doanh nghiệp có của để dành tăng nhiều nhất trong 3 tháng đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Không chỉ tăng trưởng, giá trị của để dành của VHM cũng đứng đầu ngành. Với gần 44.8 ngàn tỷ đồng, đây là giá trị của để dành lớn thứ hai tại một thời điểm của VHM từ khi niêm yết đến nay, chỉ thua thời điểm 31/12/2022 với gần 63.4 ngàn tỷ đồng.

10 doanh nghiệp có của để dành lớn nhất tại thời điểm 31/03/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Ngay sau VHM là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) với 19.6 ngàn tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 3/2024, tăng 2%.

Nguồn: VietstockFinance

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) góp mặt ở vị trí thứ tư với hơn 4.4 ngàn tỷ đồng, tăng 9%. Số tiền người mua trả trước tăng đáng kể từ 3.8 ngàn tỷ đồng lên hơn 4.2 ngàn tỷ đồng, trong đó số tiền từ khách hàng mua bất động sản là hơn 3.5 ngàn tỷ đồng, còn lại đa phần là khoản nhận tạm ứng chuyển nhượng cổ phần.

Một doanh nghiệp đáng chú ý khác là CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) ghi nhận của để dành tăng 13%, lên hơn 2.7 ngàn tỷ đồng. Khoản để dành của KDH tăng đáng kể trong bối cảnh Công ty đã mở bán dự án The Privia (quận Bình Tân, TPHCM), dự kiến trong năm nay sẽ bàn giao cho khách hàng.

Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp có giá trị của để dành đi lùi sau 3 tháng đầu năm 2024. Giảm mạnh nhất là CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) với 76%, còn 248 tỷ đồng, trong khi đầu năm có hơn 1 ngàn tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm do Công ty không còn ghi nhận khoản tạm ứng 700 tỷ đồng để mua phần vốn góp công ty con.

Khoản trả trước của dự án The Terra Bắc Giang giảm nhẹ từ 264 tỷ đồng xuống còn 235 tỷ đồng, còn dự án The Terra An Hưng tăng từ 749 triệu đồng lên gần 1.4 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) cũng ghi nhận của để dành giảm 16%, còn gần 1.6 ngàn tỷ đồng. Trong đó, số tiền cá nhân mua căn hộ trả trước là hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 17% so với đầu năm. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ 31/12/2020 đến nay.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT DXG - ông Lương Trí Thìn cho biết, năm nay hoạt động chủ yếu của Công ty là tiếp tục bàn giao Opal Skyline và xây dựng nhà tại Gem Sky World.

10 doanh nghiệp có của để dành giảm nhiều nhất sau 3 tháng đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Trái ngược với của để dành, tổng lượng tiền nắm giữ (tiền mặt + tiền gửi ngắn hạn) tại 62 doanh nghiệp trên sàn tại thời điểm 31/03/2024 lại giảm 12% so với cuối năm trước, còn gần 40 ngàn tỷ đồng.

Như thường lệ, VHM vẫn là doanh nghiệp có trữ lượng tiền lớn nhất với gần 13.2 ngàn tỷ đồng, nhưng giảm đến 27% so với đầu năm. Xếp sau là Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (UPCoM: SNZ) với hơn 4 ngàn tỷ đồng, sau khi tăng 33%.

Đáng chú ý nhất là DXG khi ghi nhận đến gần 1.5 ngàn tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, nếu xét trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2019), lượng tiền này của DXG vẫn thua thời điểm 31/12/2021 (với hơn 3 ngàn tỷ đồng) và 31/12/2020 (với gần 2 ngàn tỷ đồng).

10 doanh nghiệp có tiền mặt nhiều nhất tại thời điểm 31/03/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Agriseco thông qua phương án phát hành gần 13 triệu cp trả cổ tức

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco, HOSE: AGR) đã thông qua toàn bộ tờ trình, nổi bật với phương án phát hành hơn 12.9 triệu cp trả cổ...

Lãi ròng Cao su Đồng Phú "vơi" nhẹ hậu kiểm toán

So với số liệu tự lập, lãi ròng năm 2024 của CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) giảm hơn 18 tỷ đồng, từ 279 tỷ đồng còn 262 tỷ đồng do chi phí quản lý doanh nghiệp...

Vinamilk dự kiến lãi sau thuế 2025 gần 9.7 ngàn tỷ

Sau một năm lập đỉnh doanh thu mới cùng mức cổ tức bằng tiền vượt mục tiêu đã đề ra, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong 2025.

TCI đặt mục tiêu lãi sau thuế 100 tỷ, chuyển nhượng vốn TCAM cho SG3 Group

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 được CTCP Chứng khoán Thành Công (TCSC, HOSE: TCI) công bố, nhiều kế hoạch quan trọng dự kiến được trình cổ đông thông qua...

STK đặt cược vào sản phẩm mới

Sợi Thế Kỷ (STK) đang ghi nhận dự báo đơn hàng quý 2 và sơ bộ quý 3/2025, với một số hợp đồng đã được chốt. CEO Đặng Triệu Hòa tiết lộ đã có khách hàng ngỏ ý muốn...

Ninh Vân Bay đặt mục tiêu lãi sau thuế 2025 gấp hơn 2 lần

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt gần 446 tỷ...

DIG muốn vay ngân hàng hơn 2.2 ngàn tỷ, chào bán 150 triệu cp giá 12,000 đồng/cp 

Với việc chào bán bất thành 200 triệu cp giá 15,000 đồng/cp trong năm 2024, DIG tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 12,000 đồng/cp...

ĐHĐCĐ Vinafreight: Giá cước hàng không giảm gần 40% gây áp lực lên lợi nhuận

Đối với năm 2025, tổng sản lượng kinh doanh vẫn được các nhà điều hành lên kế hoạch tăng so với năm trước, dự phóng dựa trên quy mô phát triển của nền kinh tế. Tuy...

CEO Đặng Triệu Hòa: Sợi Thế Kỷ không chạy đua về giá với Trung Quốc

"Thay vì cạnh tranh giá với sợi Trung Quốc, chúng tôi tập trung vào chất lượng và sản phẩm tùy chỉnh", ông Đặng Triệu Hòa - Tổng Giám đốc STK khẳng định tại cuộc...

CII đặt mục tiêu lãi ròng 335 tỷ trong 2025, tập trung nghiên cứu 3 dự án hạ tầng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đề ra mục tiêu lãi ròng năm 2025 đạt 335 tỷ đồng. Tuy nhiên, CII cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98