QCG lên tiếng về vụ án tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn: Chưa bao giờ đàm phán trực tiếp với GVR

30/05/2024 18:38
30-05-2024 18:38:30+07:00

QCG lên tiếng về vụ án tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn: Chưa bao giờ đàm phán trực tiếp với GVR

Trước những thông tin liên quan đến sai phạm tại khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) đã có phản hồi về khu đất này.

Đầu tiên, QCG cho biết năm 2013, Công ty đã đàm phán, ký kết hợp đồng hứa chuyển nhượng và đặt cọc cho CTCP Đầu tư và Thương mại Việt Tín do ông Đặng Phước Dừa đại diện ký (gọi tắt là công ty Việt Tín) về việc nhận chuyển nhượng 100% góp vốn Công ty TNHH Phú Việt Tín (chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn).

Công ty Việt Tín và bà Lê Y Linh là bên được ủy quyền thực hiện của bên chủ sở hữu phần góp vốn chuyển nhượng này. Tổng giá vốn nhận chuyển nhượng 100% vốn góp này do QCG chi trả theo thỏa thuận kèm hóa đơn, chứng từ là 464.2 tỷ đồng.

QCG cho biết chưa bao giờ làm việc, đàm phán trực tiếp với Tập đoàn cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai (CDR) và Công ty Cao su Bà Rịa (BRR) liên quan đến việc nhận chuyển nhượng vốn góp này.

Theo QCG, trước khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp đã nghiên cứu hồ sơ pháp lý công ty Phú Việt Tín, cũng như hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ và đúng quy định mới ký hợp đồng để nhận chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cho rằng việc nhận chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH Phú Việt Tín (chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn) được thực hiện giữa QCG và Công ty Việt Tín, ông Dừa và bà Linh là bên được ủy quyền thực hiện.

Về việc triển khai dự án và chuyển nhượng lại vốn góp, phía QCG cho hay dự án 39-39B Bến Vân Đồn có vị trí đẹp tuy nhiên do kế hoạch tài chính tập trung vào dự án Phước Kiển, không thể đầu tư hai dự án cùng lúc, nên doanh nghiệp phải bán dự án này để bớt gánh nặng về tài chính, tránh rủi ro cho công ty và cổ đông.

QCG cho biết thêm khi tiếp cận, đàm phán và thương lượng, Công ty nhận thấy đây là dự án đủ pháp lý theo quy định hiện hành nên mới quyết định nhận chuyển nhượng vốn góp Công ty Phú Việt Tín. Đại diện bên bán là bà Linh và ông Dừa có đăng ký giấy phép kinh doanh thể hiện rõ tại sở kế hoạch đầu tư TP HCM. Việc có đấu giá hay không là pháp lý của dự án do cơ quan chính quyền và UBND TP quyết định về pháp lý của dự án theo từng thời kỳ trước đây 10 năm.

Liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật trong việc chuyển nhượng, Quốc Cường Gia Lai cho rằng tất cả các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh phát sinh trong kỳ đều được công ty thực hiện kê khai, hạch toán, báo cáo theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán.

Phía doanh nghiệp này cũng cho hay đã thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo quy định và đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh quyết toán thuế qua nhiều niên độ…

Hà Lễ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp xây dựng đầu tiên báo lãi quý 1 gấp gần 3 lần cùng kỳ

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HOSE: NHA) công bố BCTC quý 1/2025 với kết quả kinh doanh ấn tượng khi lãi sau thuế hơn 34 tỷ đồng, gấp 2.9...

DNP bị xử phạt hành chính 320 triệu đồng, buộc di dời khỏi KCN Biên Hòa 1

Ngày 10/4, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1112/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với CTCP DNP Holding (HNX:...

DPM và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng phân phối phân bón sinh học

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Phú Mỹ, HOSE: DPM) và Công ty TNHH Sumagrow Việt Nam đã chính thức ký kết Thỏa thuận...

Công ty mẹ của Masan Consumer lãi gần 22 tỷ mỗi ngày, sạch nợ trái phiếu

Trong bản công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2024 gửi đến Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH MasanConsumerHoldings - công ty mẹ...

Chủ rạp Galaxy Cinema lỗ lũy kế hơn 1.3 ngàn tỷ

Theo công bố tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Giải trí và Giáo dục Galaxy (Galaxy EE) tiếp tục có 1 năm thua lỗ dù đã...

Lo ngại thuế quan từ Mỹ, Nafoods muốn quay lại thị trường Nga bằng dòng sản phẩm sấy

Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) đề cập đến nhiều khó khăn có thể gặp phải trong năm 2025, bao gồm vấn đề thuế quan từ...

Sau 2 năm lỗ, Xi măng VICEM Bút Sơn đặt mục tiêu có lãi năm 2025

Sau 2 năm lỗ tổng cộng gần 300 tỷ đồng, CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn (HNX: BTS) đặt mục tiêu kinh doanh 2025 khả quan với lãi ròng hơn 29 tỷ đồng, dù nhận định thị...

Masan MEATLife kỳ vọng có lãi 2 năm liền, phát hành ESOP tối đa 3.5% cổ phần lưu hành

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) dự kiến diễn ra sáng 25/04 và xem xét nhiều nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch lãi sau thuế 25-205...

HMC có Chủ tịch mới, thận trọng giữa xu hướng bảo hộ thương mại

Sáng ngày 14/04, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của CTCP Kim khí Tp.HCM (HOSE: HMC) được tổ chức giữa bối cảnh ngành thép đối mặt với nhiều thách thức...

Pitco dự báo tình hình bất ổn, giảm nhẹ các mục tiêu 2025  

Pitco (HOSE: PIT) - doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Petrolimex - đặt mục tiêu 2025 đi lùi so với thực hiện năm trước, với dự báo về một năm khả năng gặp nhiều rủi...


TIN CHÍNH

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Quỹ đầu tư PANDO 1 INVESTMENT PTE.LTD đã mua thành công thêm 850,400 cổ phiếu APG của CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG), qua đó nâng sở hữu lên 5.25% vốn điều lệ, chính thức trở thành cổ đông lớn tại CTCK này.




Hotline: 0908 16 98 98