Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

16/09/2024 15:52
16-09-2024 15:52:00+07:00

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải có thêm các biện pháp kích thích.

Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất máy kéo Develon ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 17/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các ngân hàng Goldman Sachs và Citigroup đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc xuống 4,7% sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này công bố số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 8/2024 đã chậm lại xuống mức thấp của 5 tháng.

Hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng 8/2024 đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải có thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy nhu cầu.

Tăng trưởng chững lại đã khiến các công ty môi giới toàn cầu giảm bớt dự báo năm 2024 xuống dưới mục tiêu khoảng 5% của chính phủ.

Trước đó, Goldman Sachs dự kiến tăng trưởng cả năm của nền kinh tế ở mức 4,9%, trong khi Citigroup dự báo mức tăng trưởng 4,8%.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8/2024 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 5,1% trong tháng 7/2024 và đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 3/2024.

Doanh số bán lẻ, thước đó đánh giá tiêu dùng, đã tăng 2,1% trong tháng 8/2024, giảm so với mức tăng 2,7% trong tháng 7/2024 trong bối cảnh điều kiện thời tiết khắc nghiệt và giai đoạn đi lại mùa Hè cao điểm. Các nhà phân tích dự đoán doanh số bán lẻ của cả năm sẽ tăng 2,5%.

Trong một lưu ý ngày 15/9, Goldman Sachs cho biết rủi ro Trung Quốc sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm “khoảng 5%” đang tăng lên và do đó, sự cần thiết đối với các biện pháp nới lỏng phía cầu cũng đang tăng lên. Goldman Sachs đã duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Trung Quốc ở mức 4,3%.

Tuy nhiên, ngày 15/9, Citigroup đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc cho năm 2025 từ 4,5% xuống còn 4,2% do thiếu các chất xúc tác lớn cho nhu cầu trong nước.

Trước đó, ngày 13/9, Chính phủ Mỹ đã áp mức tăng thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm thuế 100% đối với xe điện.

Các nhà kinh tế tại Citigroup cho biết bày tỏ tin tưởng rằng chính sách tài khóa cần phải tăng cường để phá vỡ bẫy thắt lưng buộc bụng và triển khai hỗ trợ tăng trưởng đúng lúc.

Người phát ngôn của NBS, Liu Aihua, trong cuộc họp báo ngày 14/9 cho biết hoạt động kinh tế của Trung Quốc vẫn ổn định, nhưng thời tiết nóng và thiên tai đã ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tháng trước.

Chính quyền địa phương đang thiếu tiền mặt đã phát hành trái phiếu với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8/2024 để xây dựng các dự án lớn. Bà Liu dự báo việc phát hành trái phiếu nhanh hơn và các sáng kiến chính sách sẽ hỗ trợ tăng trưởng đầu tư.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản lớn cho tăng trưởng. Giá nhà mới của Trung Quốc giảm với tốc độ mạnh nhất trong hơn 9 năm vào tháng 8/2024. Chỉ có 2 trong số 70 thành phố được khảo sát báo cáo giá nhà trong tháng 8/2024 tăng.

Trước diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình thế giới, thương mại hàng hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ.

Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính theo đồng nhân dân tệ (NDT), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa của nước này trong 8 tháng kể từ đầu năm 2024 đạt 28.580 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.013 tỷ USD), tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 16.450 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2.310 tỷ USD), nhập khẩu đạt 12.130 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.703 tỷ USD), tăng lần lượt là 6,9% và 4,7% so với cùng kỳ năm trước; thặng dư thương mại tăng 13,6%.

Chỉ tính riêng trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt là 3.750 tỷ nhân dân tệ (khoảng 526,6 tỷ USD), tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 8,4%, cao hơn 1,9 điểm phần trăm so với tháng 7/2024; kim ngạch nhập khẩu không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2024 đã ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2023, cho thấy các nhà sản xuất đang đẩy mạnh đơn hàng trước khi nhiều nước được dự đoán sẽ áp thuế đối với hàng hóa nước này. Trong khi đó, nhập khẩu lại thấp hơn dự báo do nhu cầu nội địa yếu.

Giá trị xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 8,7% trong tháng Tám so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức tăng dự báo 6,5% được đưa ra trong cuộc khảo sát của Reuters và mức tăng 7% vào tháng Bảy.

Nhưng nhập khẩu chỉ tăng 0,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng dự báo 2%, cũng như mức tăng 7,2% của tháng Bảy.

Dữ liệu cho thấy xuất khẩu vẫn là một điểm sáng và là động lực chính cho nền kinh tế trị giá 19.000 tỷ USD của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng trưởng, khi sự suy giảm kéo dài của lĩnh vực bất động sản và thị trường lao động ảm đạm đã làm giảm đáng kể niềm tin của người tiêu dùng./.

Minh Hằng

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia ghi nhận tình trạng giảm phát tồi tệ nhất trong 25 năm

Có ý kiến cho rằng giảm phát xảy ra do điều kiện kinh tế không tốt và do nhu cầu yếu. Đây là điều bất thường và đáng lo ngại khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của...

IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ

IMF cảnh báo rằng việc Mỹ dự định áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu có nguy cơ đẩy giá tiêu dùng tăng cao, tác động nặng nề đến các gia đình có thu nhập thấp ở...

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Canada áp thuế xe điện

Hồi tháng Tám, Canada tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, sau khi Mỹ và EU áp đặt thuế quan lên các mặt hàng Trung Quốc do...

Ray Dalio: Trung Quốc đứng trước "thời khắc quyết định" cho nền kinh tế

Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio cho rằng đợt kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ là một bước ngoặt lịch sử đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nếu các nhà...

S&P hạ bậc tín nhiệm của Israel vì lo ngại khả năng xung đột leo thang

Israel đã bị S&P Global Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm trong bối cảnh công ty xếp hạng này nhận thấy "khả năng gia tăng" xung đột với Hezbollah.

Sản xuất châu Á "hụt hơi" trong tháng 9, kỳ vọng vào gói kích thích của Trung Quốc

Theo các cuộc khảo sát mới nhất, hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục suy yếu trong tháng 9/2024, phản ánh nhu cầu thấp từ Trung Quốc và tình trạng bất ổn kinh tế...

Trung Quốc tiếp tục ra động thái hỗ trợ thị trường bất động sản

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm hồi sinh thị trường bất động sản, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch giảm chi phí vay đối với các khoản vay thế chấp trị giá lên tới...

Chuyên gia kinh tế dự báo ECB hạ lãi suất trong tháng Mười

Dữ liệu lạm phát yếu tại Pháp và Tây Ban Nha cùng với việc Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thấp đột ngột khiến các nhà kinh tế dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất...

Fed hạ lãi suất: Những tác động đa chiều đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối...

OECD: Tăng trưởng toàn cầu cải thiện nhưng nợ công tăng nhanh

Nền kinh tế toàn cầu đang cải thiện nhờ lạm phát hạ nhiệt, thương mại tăng trưởng bền bỉ và chính sách nới lỏng tiền tệ gần đây ở nhiều nước, theo Tổ chức Hợp tác...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98