Giới đầu tư Trung Quốc mong chờ gói kích thích mới 283 tỷ USD

11/10/2024 20:02
11-10-2024 20:02:00+07:00

Giới đầu tư Trung Quốc mong chờ gói kích thích mới 283 tỷ USD

Các nhà đầu tư và phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ triển khai gói kích thích tài khóa mới lên tới 2,000 tỷ Nhân dân tệ (283 tỷ USD) khi Bắc Kinh tìm cách củng cố nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tăng cường niềm tin.

Đó là những gì họ hy vọng Bộ trưởng Tài chính của nước này sẽ công bố tại một cuộc họp báo dự kiến diễn ra vào ngày 12/10/2024, theo đa số trong số 23 thành viên thị trường được Bloomberg khảo sát. Đa số những người được hỏi kỳ vọng nguồn tài trợ cho gói kích thích sẽ đến từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

Dự báo về quy mô gói kích thích mới của Trung Quốc

Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia quan tâm không chỉ là quy mô của gói kích thích, mà còn là hướng đi của nó. Sau nhiều năm tăng trưởng dựa vào đầu tư và nợ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có thay đổi chiến lược này hay không.

"Gói kích thích nên kéo dài nhiều năm và nhắm vào các hộ gia đình chứ không phải khởi động lại câu chuyện tăng trưởng dựa trên đầu tư bất động sản”, Pushan Dutt, giáo sư kinh tế tại INSEAD cho biết. "Trọng tâm của gói kích thích quan trọng hơn là quy mô của nó”.

Cuộc họp này được đặt trong bối cảnh Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ từ cuối tháng 9, bao gồm cắt giảm lãi suất và tăng cường hỗ trợ cho thị trường bất động sản và chứng khoán. Tuy nhiên, các biện pháp này dường như chưa đủ để xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán nội địa Trung Quốc vẫn tiếp tục biến động mạnh, với chỉ số CSI 300 giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 11/10, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

"Các cơ quan chính phủ hiện được kỳ vọng sẽ cảm nhận được xu hướng của thị trường trước khi công bố chính sách. Họ nên tránh để kỳ vọng tăng cao và sụp đổ gây tổn hại đến tâm lý thị trường", Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đại Trung Hoa và Bắc Á tại Standard Chartered Plc cho biết.

Nếu Bộ trưởng Tài chính Lan Fo'an không công bố gói kích thích mới vào thứ Bảy, đa số chuyên gia được khảo sát vẫn kỳ vọng sẽ có một gói kích thích tài khóa mới trong sáu tháng tới.

Họ dự báo Trung Quốc sẽ bán thêm nợ chính phủ để mở rộng chi tiêu công đến cuối năm sau, với trái phiếu đặc biệt là lựa chọn có khả năng nhất. Thậm chí, có bốn chuyên gia dự đoán một gói kích thích có thể vượt quá 3,000 tỷ Nhân dân tệ.

Một phần của gói kích thích được kỳ vọng sẽ nhắm vào tiêu dùng, điểm yếu trong quá trình phục hồi hậu đại dịch của Trung Quốc. Những người được hỏi cho biết các biện pháp có thể bao gồm:

Việc thúc đẩy tiêu dùng không chỉ giúp cân bằng lại nền kinh tế mà còn giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn thận trọng trong việc triển khai các biện pháp trợ cấp trực tiếp quy mô lớn, do lo ngại về tác động của "chủ nghĩa phúc lợi".

Trong khi đó, chiến lược truyền thống của Trung Quốc là dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích nền kinh tế có thể sẽ kém hiệu quả hơn lần này. Sau nhiều thập kỷ đô thị hóa, lĩnh vực này đã bắt đầu bão hòa, đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách trong việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Bloomberg Economics nhận định: "Cốt lõi của nền kinh tế đang suy yếu là sự sụp đổ của bất động sản và tình trạng tài chính tồi tệ của chính quyền địa phương - một sự kết hợp độc hại đặt ra những thách thức chính sách độc đáo. Chính phủ đã thể hiện tư duy mới để giải quyết chúng. Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng một giai đoạn khám phá và thử nghiệm với các công cụ mới được áp dụng ở các lĩnh vực khác nhau và ở các quy mô và tốc độ khác nhau”.

Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức. GDP quý 2/2024 tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 5 quý. Nhu cầu trong nước vẫn ở mức thấp, với tình trạng giảm phát cho thấy niềm tin tiêu dùng và kinh doanh đang ảm đạm. Chính sách tài khóa cho đến nay trong năm 2024 đã là một gánh nặng cho nền kinh tế, với chi tiêu ngân sách rộng giảm gần 3% trong tám tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.

GDP của Trung Quốc tăng yếu nhất trong 5 quý trong giai đoạn tháng 4-6. Dữ liệu kể từ đó cho thấy nhu cầu trong nước vẫn ở mức thấp, với tình trạng giảm phát cho thấy dấu hiệu xoáy trôn ốc giữa niềm tin tiêu dùng và kinh doanh ảm đạm.

Để giải quyết tình trạng này, một số chuyên gia đề xuất chính phủ trung ương nên vay nhiều hơn để giảm bớt áp lực tài khóa ở cấp địa phương, chẳng hạn như bằng cách hoán đổi nợ "ẩn" của các vùng thành trái phiếu có chi phí lãi suất thấp hơn. Bắc Kinh cũng có thể tăng các khoản thanh toán chuyển nhượng để giúp các địa phương đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày.

Trung Quốc đã lên kế hoạch bán gần 9,000 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu chính phủ mới trong năm nay. Việc bán nhiều hơn con số này sẽ phải được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc Ủy ban Thường vụ Trung Quốc phê duyệt. Tuy nhiên, chính phủ trung ương và các tỉnh vẫn còn khoảng 2 ngàn tỷ Nhân dân tệ hạn ngạch chưa sử dụng từ những năm trước, có thể được khai thác mà không cần thông qua Quốc hội.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc bơm hơn 80 tỷ USD vào hệ thống để đối phó với tác động của thuế quan

Trung Quốc đang mạnh tay bơm tiền để bảo vệ nền kinh tế trước những tác động từ hàng rào thuế quan của Mỹ.

Trung Quốc hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn Mỹ

Theo dữ liệu được công bố vào ngày 24/04, Trung Quốc đã hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn từ Mỹ, đánh dấu một bước leo thang trong căng thẳng thương mại giữa hai...

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, khi những tổn thất kinh tế từ cuộc đấu thuế quan đang đè nặng lên nhiều...

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025...

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp

Theo hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.

Nhà máy ở Trung Quốc giảm công suất, công nhân tạm nghỉ việc vì thương chiến

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đang khiến các nhà máy Trung Quốc điêu đứng vì đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ từ quần jeans đến đồ gia...

5 quân bài mặc cả của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra với quy mô toàn diện. Hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị áp thuế lên tới...

Trung Quốc bác thông tin đã đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc đã công khai phủ nhận mọi thông tin về việc nước này đã chủ động tiếp cận Mỹ để đàm phán thương mại.

Hơn 10 bang Mỹ đồng loạt kiện ông Trump vì thuế quan

12 bang của Mỹ đồng loạt đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông vào ngày 23/04, yêu cầu tòa án tuyên bố rằng các thuế quan mới đối với hàng nhập...

Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo các yếu tố bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ

Trong những tuần gần đây, hoạt động sản xuất tại 2/3 các khu vực nhìn chung đình trệ hoặc thậm chí suy giảm. Lĩnh vực du lịch cũng chững lại, đặc biệt tại một số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98