Ông Donald Trump thắng cử, thao túng tiền tệ, và tỷ giá

22/11/2024 08:35
22-11-2024 08:35:14+07:00

Ông Donald Trump thắng cử, thao túng tiền tệ, và tỷ giá

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, ông Donald Trump không chỉ giành chiến thắng áp đảo mà đảng Cộng hòa cũng chiếm đa số trong cả hai viện Quốc hội. Kết quả này sẽ có những tác động sâu rộng không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Trong đó, có câu chuyện tỷ giá hối đoái đối với các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, mà Việt Nam là một trường hợp khá đặc biệt.

Tính đến tháng 9-2024, ba nước mà Mỹ bị thâm hụt thương mại lớn nhất là Trung Quốc, Mexico và Việt Nam. Ảnh: TL

Thặng dư thương mại và thao túng tiền tệ

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới nên Mỹ là đối tác thương mại lớn của nhiều nước khác. Trong số này, có những nước/vùng lãnh thổ mang lại thặng dư cho Mỹ như Hà Lan, UAE, Úc, Anh và Hồng Kông. Nhưng thâm hụt lớn với một số nước là một tình thế lưỡng nan với Mỹ.

Tính đến tháng 9-2024, ba nước mà Mỹ bị thâm hụt thương mại lớn nhất là Trung Quốc, Mexico và Việt Nam, với các giá trị tương ứng là 217,5 tỉ đô la; 125,5 tỉ đô la và 90,6 tỉ đô la. Tuy vậy, “thái độ” của Mỹ đối với các quốc gia này phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị ngoại giao nên có thể thấy trùng hợp với ba nhóm: không thiện cảm, trung lập và có thiện cảm.

Vào năm 2015, Mỹ ban hành đạo luật Tạo thuận lợi và thực thi thương mại (Trade Facilitation and Trade Enforcement Act of 2015) nhằm dán nhãn những quốc gia bị coi là thao túng tiền tệ (currency manipulator), từ đó có những chính sách hà khắc hơn trong thương mại, ngoại giao và chính trị. Bộ Tài chính Mỹ xác định ba yếu tố để xem là có thao túng tiền tệ hay không bao gồm: thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ, thặng dư cán cân tài khoản vãng lai, và liên tục can thiệp một chiều thị trường ngoại hối.

Trung Quốc, Việt Nam, Thụy Sỹ là những nước từng bị Mỹ dán nhãn thao túng tiền tệ, và danh sách trong diện theo dõi hiện nay là những nước/vùng lãnh thổ có thặng dư thương mại lớn với Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Việt Nam, trường hợp khá đặc biệt

Việt Nam, từ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1993 đã mở cửa với thế giới, và Mỹ là một trong các đối tác thương mại quan trọng nhất. Không những vậy, Việt Nam luôn là nước có thặng dư thương mại lớn đối với Mỹ. Chỉ tính riêng thị trường Mỹ đã bằng vài thị trường lớn khác cộng lại. Còn với Trung Quốc, mặc dù Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhưng lại nhập siêu lớn nhất từ nước này.

Đồng đô la Mỹ mạnh lên thì sức ép về tỷ giá là câu chuyện chung của rất nhiều nền kinh tế trên thế giới chứ không chỉ Việt Nam. Trong trường hợp cần điều chỉnh tỷ giá linh động có kiểm soát thì có lẽ điều Mỹ cần nhất là các kênh trao đổi thiện chí.

Việt Nam từng bị Mỹ dán nhãn thao túng tiền tệ năm 2020 (nhiệm kỳ của ông Donald Trump) và được gỡ bỏ năm 2021 (nhiệm kỳ của ông Joe Biden) khiến cho không ít người lo ngại rằng chuyện này sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, nếu chúng ta chú ý hơn sẽ thấy mặc dù chính quyền ông Trump lúc đó dán nhãn nhưng thực tế không có các hành động trừng phạt, một kiểu giơ cao đánh khẽ.

Thử nhìn lại dưới nhiệm kỳ trước của ông Trump, mối quan hệ Mỹ - Việt có nhiều điểm tích cực. Một số điểm nổi bật như: đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam tăng từ 2,46 tỉ đô la năm 2017 lên 2,53 tỉ đô la năm 2020, với mức cao nhất là 2,9 tỉ đô la vào năm 2018; tài sản của các tập đoàn đa quốc gia Mỹ tại Việt Nam cũng tăng từ 13 tỉ đô la vào năm 2017 lên 18,9 tỉ đô la vào năm 2021; lực lượng lao động tại các công ty Mỹ ở Việt Nam mở rộng, từ 54.700 người năm 2017 lên 75.700 người vào năm 2021. Ông Trump đã đến thăm Việt Nam hai lần, thể hiện sự ưu tiên hơn so với các nước Đông Nam Á khác.

Với việc chính quyền mới của ông Trump ủng hộ doanh nghiệp, chú trọng đến sự hiệu quả, nếu không nói là có phần thực dụng thì Việt Nam nếu tiếp tục khéo léo trong quan hệ ngoại giao của mình sẽ có lợi nhiều hơn là thiệt. Đồng đô la Mỹ mạnh lên thì sức ép về tỷ giá là câu chuyện chung của rất nhiều nền kinh tế trên thế giới chứ không chỉ Việt Nam. Trong trường hợp cần điều chỉnh tỷ giá linh động có kiểm soát thì có lẽ điều Mỹ cần nhất là các kênh trao đổi thiện chí.

TS. Võ Đình Trí

TBKTSG







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Eximbank họp ĐHĐCĐ bất thường 2025 bầu bổ sung thành viên BKS và sửa điều lệ

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa thông qua nghị quyết tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025.

Thị trường trong nước: Giá bán USD nhích nhẹ, nhân dân tệ tiếp tục giảm thêm

Sáng 4/12, tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với đồng USD nhích tăng nhẹ, trong khi tỷ giá với đồng nhân dân tệ vẫn tiếp tục giảm thêm.

NHNN đảo chiều rút ròng hơn 27 ngàn tỷ

Sau một tháng bơm ròng hỗ trợ thanh khoản hệ thống do yếu tố mùa vụ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay trở lại trạng thái rút ròng trên kênh thị trường mở (OMO).

Tiền "nhàn rỗi" vẫn chảy vào ngân hàng 

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tính đến cuối tháng 9/2024, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 16.9 triệu tỷ đồng, tăng 5.91% so với...

Khi ước mơ được tỏa sáng bằng những kết nối phi thường

Ước mơ là điều mà bất cứ ai đều có, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được. Tựa như chiếc cây nhỏ, ước mơ cần đến ánh sáng của niềm tin và dòng nước của sự...

Giá USD đảo chiều rơi nhanh

Chuỗi tăng giá miệt mài của đồng USD trên thị trường quốc tế chính thức khép lại trong tuần qua (25-29/11/2024) khi những phát ngôn về thuế quan của Tổng thống đắc...

NAPAS xử lý bình quân 26 triệu giao dịch/ngày trong năm 2024

Hệ thống NAPAS xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30.8% số lượng và 15.9% về giá trị giao dịch so với năm 2023. Trong đó, dịch vụ chuyển...

Đến cuối tháng 10/2024, tín dụng tiêu dùng tại TPHCM tăng 6.3%

Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6.3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ.

KienlongBank thông báo chào bán đợt đầu trái phiếu ra công chúng

Là một phần trong chiến lược phát triển bền vững nhằm huy động nguồn lực tài chính phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời mở ra...

Cách nào để tự kiểm tra nợ xấu miễn phí?

Câu chuyện từng gây sốc về một khách hàng “quẹt” thẻ tín dụng với dư nợ ban đầu chỉ 8.5 triệu đồng nhưng “quên trả” đã đẩy núi nợ lên gần 9 tỷ đồng sau 11 năm khiến...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98