Trump và Harris: Hai tầm nhìn đối lập về tương lai nước Mỹ

05/11/2024 09:28
05-11-2024 09:28:15+07:00

Trump và Harris: Hai tầm nhìn đối lập về tương lai nước Mỹ

Kamala Harris và Donald Trump đang đưa ra hai tầm nhìn hoàn toàn khác biệt cho đất nước với nhiều vấn đề quan trọng - từ kinh tế đến sức mạnh của các liên minh toàn cầu.

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cả hai ứng viên đã trình bày kế hoạch của mình qua các bài phát biểu, vận động tranh cử và phỏng vấn truyền thông. Phần lớn chỉ là danh sách mong muốn, được phác thảo sơ lược và thiếu chi tiết cụ thể về cách thực hiện hoặc nguồn tài chính. Một số đề xuất của Trump đặt ra những câu hỏi về pháp lý, trong khi một số đề xuất của Harris có thể cần đảng Dân chủ kiểm soát Quốc hội.

Chính sách kinh tế của Kamala Harris

Về vấn đề hàng đầu với cử tri trong cuộc bầu cử này, Harris gắn liền với thành tích kinh tế của chính quyền Biden - dù tốt hay xấu. Tuy nhiên, bà đã đề xuất một loạt kế hoạch kinh tế riêng nhằm giảm chi phí.

Lạm phát: Mặc dù bức tranh kinh tế tổng thể đã sáng sủa hơn trong những tháng gần đây, Harris nói bà đồng ý với người Mỹ rằng giá cả vẫn "còn quá cao". Harris nói bà muốn xây dựng "nền kinh tế cơ hội", tập trung vào tầng lớp trung lưu, với các kế hoạch chống thổi giá, thúc đẩy phát triển nhà ở, hỗ trợ người mua nhà lần đầu, mở rộng tín dụng thuế  và mở rộng Medicare để chi trả chăm sóc người cao tuổi tại nhà.

Thuế: Harris cam kết giảm thuế cho hàng chục triệu gia đình có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời ủng hộ các ưu đãi thuế cho doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ. Harris kêu gọi tăng thuế suất doanh nghiệp từ 21% lên 28%.

Thương mại: Harris dự kiến sẽ duy trì cách tiếp cận của chính quyền Biden, dựa vào thuế quan và kiểm soát xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh trong nước với Trung Quốc. Trên đường vận động tranh cử, bà cũng ca ngợi các khoản đầu tư đầy tham vọng của chính quyền Biden vào cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Chính sách kinh tế của Donald Trump

Trump tiếp tục ca ngợi thành tích trước đại dịch của mình.

Lạm phát: Phần lớn kế hoạch giảm lạm phát của Trump dựa vào lời hứa cắt giảm chi phí năng lượng bằng cách mở rộng khoan dầu khí và giảm quy định. Tuy vậy, các nhà kinh tế nói rằng kế hoạch áp thuế quan trên diện rộng của ông có thể thực sự làm tăng chi phí. Ông cũng chỉ trích gay gắt lãi suất cao, công cụ chính để chống lạm phát của Fed. Trump gần đây nói rằng ông nghĩ Tổng thống nên có tiếng nói trong các quyết định của Fed, một cơ quan vốn hoạt động độc lập với chính trị.

Thuế: Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông cam kết gia hạn và mở rộng một loạt chính sách cắt giảm thuế mà ông đã ký thành luật năm 2017, đồng thời hứa giảm thuế suất doanh nghiệp từ 21% xuống 15% cho các công ty sản xuất sản phẩm tại Mỹ. Ông cũng nói sẽ miễn thuế thu nhập cho trợ cấp an sinh xã hội và tiền làm ngoài giờ.

Thương mại và thuế quan: Trump tự gọi mình là "ông thuế quan", coi những loại thuế này là câu trả lời cho vô số vấn đề kinh tế của đất nước, từ hồi sinh ngành công nghiệp ô tô đang suy yếu đến giảm chi phí chăm sóc trẻ em cao. Cựu Tổng thống đã đề xuất áp thuế toàn diện khoảng 10% và lên tới 20% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài, cũng như áp thuế 60% trở lên đối với hàng hóa từ Trung Quốc, một cách tiếp cận mà The Economist gọi là "cơn ác mộng bảo hộ". Ông nói sẽ yêu cầu Quốc hội cho phép áp thuế tương đương với bất kỳ quốc gia nào áp thuế lên Mỹ.

Chính sách khí hậu và năng lượng của Kamala Harris

Bà Harris đã nói rõ ràng rằng khủng hoảng khí hậu do hoạt động của con người gây ra và là mối đe dọa sinh tử đối với quốc gia và hành tinh.

Các chương trình khí hậu: Với tư cách Phó Tổng thống, Harris đã bỏ phiếu quyết định để thông qua đạo luật Giảm Lạm phát mang tính bước ngoặt của chính quyền Biden-Harris, đánh dấu nỗ lực quan trọng nhất của đất nước cho đến nay nhằm chống lại khủng hoảng khí hậu. Luật này đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo như một phần trong mục tiêu tổng thể của chính quyền là giảm mạnh lượng khí thải gây nóng lên trái đất của Mỹ vào cuối thập kỷ.

Harris đã rút lại sự ủng hộ của mình đối với đề xuất Thỏa thuận Xanh tiến bộ và lệnh cấm khai thác khí đá phiến. Bà ủng hộ xe điện - dù không ủng hộ quy định bắt buộc - và ủng hộ tín dụng thuế năng lượng sạch, đồng thời đã thúc đẩy các chương trình công bằng khí hậu.

Chính sách khí hậu và năng lượng của Donald Trump

Trump đã nghi ngờ khoa học khí hậu, trước đây cho rằng khủng hoảng khí hậu là "hư cấu" và một "trò lừa đảo đắt đỏ". Ông cũng nói rằng khí hậu ấm lên không nhất thiết phải chịu trách nhiệm làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên tồi tệ hơn.

Quy định môi trường: Với tư cách Tổng thống, Trump tuyên bố sẽ ưu tiên không khí sạch và nước sạch cho người Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng hứa sẽ tiếp tục bãi bỏ các quy định môi trường, bao gồm tất cả những quy định được đưa ra bởi chính quyền Biden.

Dầu và khí đốt: Trong một cuộc họp tháng 5 với các ông trùm dầu mỏ, ông được cho là đã đề nghị phá bỏ các quy định môi trường của Biden và yêu cầu đóng góp 1 tỷ USD cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã phá bỏ nhiều chính sách môi trường, bao gồm bảo vệ không khí sạch và nước sạch cũng như các quy định nhằm giảm khí thải gây nóng lên trái đất. Ông đặc biệt phản đối năng lượng gió.

Vũ Hạo (Theo The Guardian)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà Trắng: Thuế quan mới của Trump sẽ có hiệu lực ngay lập tức

Nhà Trắng xác nhận rằng đợt thuế quan sắp công bố của Tổng thống Donald Trump sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Berlin không còn nét quyến rũ: Cái giá phải trả để tăng trưởng kinh tế?

Art House Tacheles từng là tâm điểm của bối cảnh nghệ thuật và văn hóa thay thế ở Berlin. Tòa nhà năm tầng ấn tượng có từ năm 1908 này nằm ngay trung tâm thủ đô và...

Mỹ tung báo cáo gần 400 trang về rào cản thương mại trước thềm thuế đối ứng của Trump

Chỉ hai ngày trước khi đề xuất áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại toàn cầu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách liệt kê chi tiết các...

Thị trường địa ốc Trung Quốc lún sâu: Doanh số toàn quốc sụt 11%, Vanke gánh lỗ lịch sử

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Doanh số bán nhà mới tiếp tục sụt giảm và China Vanke – một trong những đại gia bất...

Tổng Giám đốc IMF: Không thấy nguy cơ suy thoái kinh tế trong ngắn hạn

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết chưa thấy nguy cơ suy thoái kinh tế trong ngắn hạn, dù có nhiều bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Sản xuất châu Á co lại trước ngày Trump công bố thuế đối ứng

Hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục suy yếu trong tháng 3, khi các doanh nghiệp “nín thở” chờ đợi thông báo thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump vào...

Trump sẽ công bố thuế đối ứng vào lúc 2h sáng ngày 03/04 giờ Việt Nam

Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kế hoạch thuế quan đối ứng vào ngày 02/04 (tức 03/04 giờ Việt Nam) tại Vườn Hồng của Nhà Trắng.

Thế giới “dựng rào”, Trung Quốc đối mặt gần 200 vụ điều tra thương mại tại WTO

Trung Quốc đối mặt với hàng trăm vụ tranh chấp thương mại giữa bối cảnh hàng hóa của "gã khổng lồ châu Á" tràn ngập thị trường toàn cầu.

WSJ: Chính quyền Trump cân nhắc áp thuế 20% với hầu hết đối tác thương mại

Chính quyền Trump đang gấp rút hoàn thiện chi tiết chương trình thuế quan mới trước thời hạn tự đề ra vào ngày 02/04. Nhiều phương án đang được cân nhắc khi Tổng...

Trump muốn làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ

Tổng thống Donald Trump muốn tiếp tục nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa sau năm 2029, dù Tu chính án thứ 22 của Hiến pháp Mỹ quy định rõ "không ai được bầu vào chức...


Hotline: 0908 16 98 98