Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất?

09/12/2024 10:45
09-12-2024 10:45:11+07:00

Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất?

Báo cáo việc làm mới nhất gần như xác nhận rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp cuối tháng này. Tuy nhiên, những động thái kế tiếp của Fed vẫn còn là ẩn số.

Báo cáo việc làm "không quá nóng không quá lạnh" trong tháng 11 đã mở ra không gian cho Fed hành động. Sau thông tin này, xác suất Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 12 đã tăng lên gần 90%, theo chỉ số của CME Group.

Tuy nhiên, sau đó, các quan chức Fed sẽ phải "đau đầu" cân nhắc về tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất phù hợp cho chặng đường kế tiếp.

"Điều kiện tài chính đã nới lỏng đáng kể. Rủi ro mà Fed phải đối mặt ở đây là tạo ra một bong bóng đầu cơ", Joseph LaVorgna, Chuyên gia kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities nhận định trên CNBC.

Quan điểm thận trọng này được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia, trong đó có Chris Rupkey từ FWDBONDS, người cho rằng "Fed không cần phải điều chỉnh chính sách khi việc làm đang dồi dào. Việc tiếp tục giảm lãi suất dường như ngày càng thiếu khôn ngoan khi ngọn lửa lạm phát vẫn chưa được dập tắt".

Jason Furman, cựu Chuyên gia kinh tế Nhà Trắng dưới thời Barack Obama, nhận định: "Tôi không nghi ngờ gì việc Fed sẽ tiếp tục giảm lãi suất, nhưng liệu họ có tiếp tục làm trong năm 2025 thì vẫn là điều khó đoán, và tôi nghĩ sẽ cần thêm sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp". Ông cũng tỏ ra lo ngại về lạm phát trong năm tới.

Các yếu tố quyết định

Trong thời gian chờ đợi, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải xử lý một lượng thông tin khổng lồ.

Đầu tiên là dữ liệu việc làm tháng 11. Nền kinh tế Mỹ có thêm 227,000 việc làm mới được tạo ra, vượt dự báo và tăng mạnh so với con số 36,000 của tháng 10. Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.2% trong bối cảnh việc làm hộ gia đình giảm, bức tranh việc làm vẫn ổn định nếu không muốn nói là ấn tượng. Số việc làm vẫn chưa giảm trong bất kỳ tháng nào kể từ tháng 12/2020.

Tuy nhiên, còn có các yếu tố khác. Việc lạm phát tăng trở lại cũng là tín hiệu đáng quan ngại. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - đã tăng lên 2.3% trong tháng 10. Đặc biệt, nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, PCE lõi tăng 2.8%. Con số này cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng trong nền kinh tế.

Xét về bức tranh tổng thể, nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất mạnh. Theo ước tính của Fed Atlanta, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 4 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 3.3% (tính theo năm).

Đầu tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã ca ngợi nền kinh tế Mỹ, gọi đó là niềm mơ ước của thế giới phát triển và nói rằng nó tạo điều kiện để Fed chậm lại trong quá trình điều chỉnh lại chính sách.

Trong khi đó, Beth Hammack, Chủ tịch Fed Cleveland, người có quyền bỏ phiếu năm nay, đề xuất làm chậm tốc độ cắt giảm lãi suất: "Để cân bằng nhu cầu duy trì một lập trường hơi hạn chế đối với chính sách tiền tệ với khả năng chính sách có thể không còn xa mức trung lập, tôi tin rằng chúng ta đang ở hoặc gần điểm mà việc làm chậm tốc độ cắt giảm lãi suất là hợp lý".

Trước thềm quyết định quan trọng này, Fed còn chờ đợi báo cáo giá tiêu dùng (CPI)giá sản xuất (PPI) trong tuần tới. Chỉ số CPI được dự báo tăng 2.7% trong tháng 11.

Theo Tom Porcelli, chuyên gia kinh tế trưởng Mỹ tại PFIM Fixed Income, Fed có thể cắt giảm vào tháng 12 và có thể cắt giảm thêm một lần nữa vào đầu năm 2025 trước khi tạm dừng.

"Tôi không nghĩ có bất cứ điều gì trong dữ liệu thực sự ngăn cản họ cắt giảm vào tháng 12", Porcelli nói. "Nếu bạn chờ đợi cho đến khi thấy các vết nứt từ góc độ thị trường lao động và sau đó bắt đầu điều chỉnh chính sách xuống, thì đã quá muộn. Vì vậy, sự thận trọng thực sự gợi ý rằng bạn nên bắt đầu quá trình đó ngay bây giờ".

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm qua

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đưa ra quyết định nâng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0.25 điểm phần trăm lên 0.5% sau cuộc họp kéo dài hai ngày vào 24/1. Đây...

Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ

Phát biểu bằng hình thức trực tuyến với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại hội nghị trên, ông Trump cho biết các công ty nên thiết lập cơ sở sản xuất tại Mỹ.

Sếp JPMorgan: Thuế quan của Trump có thể không đáng ngại như nhiều người nghĩ

Trong khi giới doanh nghiệp và các nhà kinh tế toàn cầu đang bày tỏ quan ngại về tác động của chính sách thuế quan trong chiến lược kinh tế mới của Tổng thống...

Trump tại Davos: Kêu gọi giảm giá dầu và lãi suất

Trong bài phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Davos hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Ả Rập Saudi và các quốc gia OPEC hạ giá...

Châu Á "đau đầu" vì đồng USD quá mạnh, dự trữ ngoại hối tụt dốc

Trong bối cảnh đồng USD đang không ngừng tăng giá và chịu thêm áp lực từ các mức thuế của chính quyền Trump, các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới...

Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?

Gió có thể không còn theo một chiều ủng hộ phong trào xanh và bền vững, nhưng để đảo chiều thì có thể chưa, ít nhất là ở EU và Trung Quốc, nơi các lãnh đạo chủ chốt...

Trung Quốc: Thép “hết thời”, năng lượng xanh mở ra siêu chu kỳ hàng hóa mới

Khủng hoảng bất động sản và sự chuyển dịch sang nền kinh tế tiêu dùng khiến ngành thép Trung Quốc lao đao. Theo Macquarie, tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc đã giảm...

Bất động sản Trung Quốc lo có thêm nhiều 'Evergrande'

Dù thị trường đã có khởi sắc, việc các tập đoàn bất động sản lớn như China Vanke, Country Garden vẫn đang thua lỗ và nợ nần đã làm dấy lên lo ngại về sự kiện tương...

Mỹ sẽ giàu hơn nhờ 'vàng lỏng' như lời hứa của ông Donald Trump?

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu thực hiện hàng loạt hành động hành pháp như đã hứa ngay trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, trong đó có nhiều chính...

Những ngành hàng và công ty nào rơi vào "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ?

Các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico và Canada -  ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - được dự đoán sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất và sẽ đẩy giá cả nhiều...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98