Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế

09/12/2024 16:30
09-12-2024 16:30:32+07:00

Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế

Trong một bước ngoặt đáng chú ý, Bộ Chính trị Trung Quốc vừa công bố kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng chi tiêu tài khóa cho năm 2025, đánh dấu sự thay đổi quan trọng nhất về định hướng tiền tệ của nước này kể từ năm 2011.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại mới dưới thời Donald Trump.

Trong ngày 09/12, Bộ Chính trị, gồm 24 thành viên do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, thông báo sẽ áp dụng chiến lược "nới lỏng vừa phải" với chính sách tiền tệ trong năm 2025, đánh dấu sự thay đổi lớn đầu tiên về lập trường kể từ năm 2011.

Theo Tân Hoa Xã, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, Bộ Chính trị cũng thể hiện thái độ mạnh mẽ hơn về chính sách tài khóa khi sử dụng cụm từ "chủ động hơn" (more proactive), thay vì "chủ động" (proactive) như trước đây.

Để củng cố niềm tin, các quan chức cũng cam kết "ổn định thị trường bất động sản và chứng khoán" cũng như sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách "phản chu kỳ" để kích thích kinh tế.

"Lời lẽ trong tuyên bố cuộc họp Bộ Chính trị này là chưa từng có", Zhaopeng Xing, Chiến lược gia cao cấp tại Ngân hàng ANZ nhận định. Theo ông, những tín hiệu này cho thấy khả năng cao Trung Quốc sẽ thực hiện mở rộng tài khóa mạnh mẽ, cắt giảm lãi suất đáng kể và đẩy mạnh mua tài sản. Đặc biệt, "giọng điệu chính sách thể hiện sự tự tin mạnh mẽ" trước đe dọa áp thuế 60% từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Lập trường chính sách tiền tệ của Trung Quốc qua các giai đoạn
Diễn biến của các công cụ chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Thị trường tài chính đã phản ứng tích cực trước những tín hiệu mới này. Đồng nhân dân tệ ngoài nước đảo chiều tăng 0.1%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.938%. Hiệu ứng tích cực còn lan tỏa ra các đồng tiền trong khu vực, với đồng Đô la Úc tăng 0.3%.

Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đại Trung Hoa tại Jones Lang LaSalle Inc nhận định: "Các công cụ chính sách bổ sung dự kiến sẽ có cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng và hiệu quả". Ông cũng cho rằng khả năng mục tiêu tăng trưởng GDP được đặt ở mức khoảng 5% đã tăng lên đáng kể.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu ổn định sau gói kích thích được triển khai từ cuối tháng 9. Tuy nhiên, nguy cơ thuế quan từ Mỹ đang tạo áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, buộc Bắc Kinh phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi cú sốc có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại tiềm tàng.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc - nơi sẽ hoạch định các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 - dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/12, theo Bloomberg News.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa vì chính sách thuế quan

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ dự kiến lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm 20% trong nửa cuối năm và nước này sẽ đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng nếu chính sách...

Yuval Noah Harari: Thế giới của Trump - nơi các pháo đài đối địch

Điều đáng ngạc nhiên về các chính sách của Donald Trump là người ta vẫn còn ngạc nhiên về chúng. Giới truyền thông liên tục bày tỏ sự kinh hoàng mỗi khi Trump tấn...

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với chính quyền Tổng thống Trump

Bộ trưởng Tài chính Anh cho biết hai bên không thống nhất được quan điểm khi phía Mỹ đưa ra những yêu cầu mới, trong đó có việc cắt giảm thuế đối với ôtô nhập khẩu...

Học gì từ thương chiến Mỹ – Trung?

Trên TikTok, các nhà sản xuất Trung Quốc tiết lộ danh tính và địa điểm các nhà máy Trung Quốc đang gia công hàng cho những thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng...

Ông Trump dự kiến hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong 3-4 tuần tới

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra tuyên bố đầy tự tin về tiến độ các thỏa thuận với các đối tác thương mại của Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time được công...

Trung Quốc bơm hơn 80 tỷ USD vào hệ thống để đối phó với tác động của thuế quan

Trung Quốc đang mạnh tay bơm tiền để bảo vệ nền kinh tế trước những tác động từ hàng rào thuế quan của Mỹ.

Trung Quốc hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn Mỹ

Theo dữ liệu được công bố vào ngày 24/04, Trung Quốc đã hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn từ Mỹ, đánh dấu một bước leo thang trong căng thẳng thương mại giữa hai...

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, khi những tổn thất kinh tế từ cuộc đấu thuế quan đang đè nặng lên nhiều...

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025...

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp

Theo hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98