Quy định mới về phương án chia cổ tức của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

30/12/2024 09:22
30-12-2024 09:22:00+07:00

Quy định mới về phương án chia cổ tức của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.

Chính phủ ban hành quy định mới về quyền, trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Nghị định số 167/2024/NĐ-CP nêu rõ quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các nội dung sau:

Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định.

Trước khi chỉ đạo người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản xin ý kiến gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp (đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu (gửi kèm theo: Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp), cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên. Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trừ tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước) phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hàng năm được phân phối theo thứ tự như sau:

Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).

Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.

Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp (nếu Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có quy định việc trích lập Quỹ này).

Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Lợi nhuận còn lại thực hiện chia hết bằng tiền, bằng cổ phiếu cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Nghị định nêu rõ, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần thuộc phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước để thực hiện dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hiệu quả, không tạo kẽ hở để tham ô, tham nhũng, nếu vi phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ, sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm theo thứ tự như doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên nêu trên.

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm cho phù hợp, trong đó phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo Điều lệ, Quy chế quản lý tài chính được chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn nhà nước góp trong doanh nghiệp này thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính

Nghị định nêu rõ, đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước, việc phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Định kỳ trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp, người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp mà mình được cử làm đại diện vốn nhà nước. Báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Nhật Quang

FILI

- 08:20 30/12/2024





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều thành viên thị trường đã chia sẻ về tính sẵn sàng kết nối với hệ thống KRX

Ngày 12/04/2025, tại trụ sở, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị đánh giá công tác chuẩn bị của các thành viên thị trường để đưa hệ thống công...

Thêm tín hiệu tích cực được ghi nhận từ tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong chương trình công tác tại Hong Kong (từ ngày 07/04 - 10/04/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng...

Hệ thống KRX dự kiến vận hành từ 05/05

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra thông báo cho biết hệ thống công nghệ thông tin (KRX) cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức...

Thay đổi cách nới room ngoại và đề xuất cấm sử dụng cụm từ "chơi chứng khoán"

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trở thành chủ đề trọng tâm tại Hội nghị Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28/03. Các chuyên gia và cơ quan quản...

Bộ Tài chính, UBCKNN lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 3 Nghị định

Dựa trên cả cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...

Đề xuất cho phép công ty công nghệ niêm yết mà không bị ràng buộc bởi điều kiện 'không lỗ lũy kế'

"Cần cho phép doanh nghiệp (DN) công nghệ niêm yết mà không bị ràng buộc bởi điều kiện 'không lỗ lũy kế', đặc biệt là trên các sàn như HOSE, HNX hoặc Trung tâm Tài...

HOSE thông tin về quy định giao dịch của hệ thống mới

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán...

Mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt gần tới đích?

Các cơ quan quản lý đang nỗ lực đáp ứng các chuẩn mực quốc tế để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.

Việt Nam hợp tác cùng Singapore trong quản lý, giám sát thị trường vốn và tài sản số

Ngày 12/03/2025, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) đã thống nhất hợp tác về nâng cao năng lực bảo vệ tính toàn...

HOSE sắp kiểm thử hệ thống KRX từ 17/03

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có thông báo về kế hoạch kiểm thử hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX). Theo đó, đợt kiểm thử diễn ra từ...


TIN CHÍNH

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Quỹ đầu tư PANDO 1 INVESTMENT PTE.LTD đã mua thành công thêm 850,400 cổ phiếu APG của CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG), qua đó nâng sở hữu lên 5.25% vốn điều lệ, chính thức trở thành cổ đông lớn tại CTCK này.




Hotline: 0908 16 98 98