Thép Trung Quốc giá rẻ "càn quét" thị trường Ấn Độ, các nhà máy nội địa lao đao

04/12/2024 16:30
04-12-2024 16:30:59+07:00

Thép Trung Quốc giá rẻ "càn quét" thị trường Ấn Độ, các nhà máy nội địa lao đao

Giữa làn sóng xây dựng đang bùng nổ tại Ấn Độ, khi những tòa nhà chọc trời và đường cao tốc đa làn xe mọc lên như nấm sau mưa, ngành thép nội địa đáng lẽ phải hưởng lợi lớn. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Tại bang Punjab phía bắc, các nhà máy của Tập đoàn Jogindra đang chìm ngập trong hàng tồn kho.

Nguyên nhân sâu xa đến từ làn sóng thép giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường. Với mức giá thấp hơn đến 10% so với sản phẩm nội địa, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến các nhà máy quy mô vừa và nhỏ của Ấn Độ - vốn đóng góp 41% tổng sản lượng và tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu người - rơi vào tình thế không thể cạnh tranh.

Tại "thành phố thép" Mandi Gobindgarh thuộc Punjab, các cụm nhà máy đang thất thế trước thép từ Trung Quốc.

"Nếu không thể cạnh tranh trên thị trường, chúng tôi buộc phải sa thải 10% đến 15% nhân viên", ông Adarsh Garg, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Jogindra thừa nhận. Doanh số của tập đoàn đã sụt giảm 30-35% trong 6 tháng qua, buộc họ phải cắt giảm sản lượng gần 1/3.

Điều đáng nói là các nhà phát triển và công ty kỹ thuật Ấn Độ lại đang "mê mẩn" thép Trung Quốc. Theo ông Raju John, Tổng Giám đốc Hiệp hội Các nhà xây dựng Ấn Độ, mức chênh lệch giá từ 25-50 USD/tấn, thậm chí có lúc lên đến 70 USD/tấn đã khiến thép Trung Quốc trở nên hấp dẫn khó cưỡng.

Hệ quả là nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, tăng hơn 30%, bao gồm cả thép cán nóng dùng trong xây dựng và thép mạ kẽm cho ngành công nghiệp ô tô. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh số nội địa mà còn làm suy giảm khả năng xuất khẩu của Ấn Độ do không thể cạnh tranh về giá.

"Tất cả đều đang chảy máu"

Với sản lượng thép vượt trội hơn tổng sản lượng của phần còn lại của thế giới cộng lại, Trung Quốc đang gây chấn động thị trường thép toàn cầu. Cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước đã khiến họ đẩy mạnh xuất khẩu, tạo áp lực lên các thị trường nước ngoài, kể cả những quốc gia có ngành công nghiệp thép nội địa mạnh như Ấn Độ.

"Nhập khẩu tăng vọt với giá cả phá hoại cùng với cơ hội xuất khẩu giảm sút hiện là mối lo ngại lớn cho sự tồn tại của ngành công nghiệp thép Ấn Độ", Hiệp hội Thép Ấn Độ đã cảnh báo trong một bản trình bày với Chính phủ. Các số liệu cho thấy biên lợi nhuận của các công ty thép đã giảm từ 68% đến 91% trong năm tài khóa này.

Giá cả đã bị ảnh hưởng nặng nề với thép cuộn cán nóng dùng trong xây dựng rơi xuống mức thấp nhất trong ba năm vào đầu năm nay.

Trong khi các nhà sản xuất thép nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ngay cả những đại gia thép Ấn Độ như JSW Steel và Tata Steel cũng lo ngại và đã ủng hộ nỗ lực của hiệp hội trong việc thúc đẩy hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong lúc chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc các biện pháp hạn chế nhập khẩu, quá trình này có thể kéo dài từ 4-6 tháng và còn phụ thuộc vào kết quả điều tra về việc liệu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có gây hại cho các nhà máy thép Ấn Độ hay không. New Delhi đang phải cân bằng giữa việc bảo vệ ngành công nghiệp trong nước và tránh sa thải hàng loạt 2.5 triệu công nhân trong bối cảnh dân số đang tăng nhanh.

Thực tế, vai trò của ngành thép còn vượt xa khía cạnh việc làm. Đây là ngành công nghiệp then chốt, đóng góp vào sự phát triển thần tốc của nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, từ các dự án nhà ở đến cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Một quan chức cấp cao của chính phủ nhấn mạnh rằng sự ổn định tài chính của các công ty thép là yếu tố sống còn để đảm bảo nguồn cung trong tương lai.

Nhập khẩu thép Trung Quốc của Ấn Độ

Các nhà máy thép trên khắp Ấn Độ đều đang cảm nhận được áp lực. "Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, những đơn hàng xuất khẩu mà chúng tôi đang chờ đợi đã không đến được vì chúng tôi mất khách hàng về tay Trung Quốc", ông Sagar Yadav, Tổng Giám đốc cấp cao tại nhà máy thép Goodluck India ở bang Uttar Pradesh phía bắc chia sẻ.

Tại thành phố Pune phía tây, Neo Mega Steel đã mất các đơn hàng từ ngành công nghiệp ô tô về tay đối thủ Trung Quốc, theo Giám đốc điều hành Vedant Goel.

Và tại bang Maharashtra phía tây, Bhagyalaxmi Rolling Mill đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu. Ông Nitin Kabra, Giám đốc nhà máy, cho biết ông dự kiến sẽ cắt giảm sản xuất vào đầu năm tới.

"Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và tinh thần của chúng tôi", ông Kabra nói. "Giá đã giảm xuống quá thấp đến mức tất cả đều đang chảy máu".

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Châu Á "đau đầu" vì đồng USD quá mạnh, dự trữ ngoại hối tụt dốc

Trong bối cảnh đồng USD đang không ngừng tăng giá và chịu thêm áp lực từ các mức thuế của chính quyền Trump, các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới...

Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?

Gió có thể không còn theo một chiều ủng hộ phong trào xanh và bền vững, nhưng để đảo chiều thì có thể chưa, ít nhất là ở EU và Trung Quốc, nơi các lãnh đạo chủ chốt...

Trung Quốc: Thép “hết thời”, năng lượng xanh mở ra siêu chu kỳ hàng hóa mới

Khủng hoảng bất động sản và sự chuyển dịch sang nền kinh tế tiêu dùng khiến ngành thép Trung Quốc lao đao. Theo Macquarie, tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc đã giảm...

Bất động sản Trung Quốc lo có thêm nhiều 'Evergrande'

Dù thị trường đã có khởi sắc, việc các tập đoàn bất động sản lớn như China Vanke, Country Garden vẫn đang thua lỗ và nợ nần đã làm dấy lên lo ngại về sự kiện tương...

Mỹ sẽ giàu hơn nhờ 'vàng lỏng' như lời hứa của ông Donald Trump?

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu thực hiện hàng loạt hành động hành pháp như đã hứa ngay trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, trong đó có nhiều chính...

Những ngành hàng và công ty nào rơi vào "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ?

Các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico và Canada -  ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - được dự đoán sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất và sẽ đẩy giá cả nhiều...

Các hãng công nghệ lớn đầu tư mạnh hơn vào AI trong năm 2025

Làn sóng đầu tư vào AI của các hãng công nghệ lớn được dự báo sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2025, đi kèm với triển vọng doanh thu khả quan hơn.

Trump dọa áp thuế nặng, buộc Mexico và Canada đàm phán lại thoả thuận USMCA

Theo nguồn tin thân cận, Tổng thống Donald Trump đang vận dụng đòn bẩy thuế quan để gây sức ép lên Canada và Mexico. Động thái này nhằm buộc hai quốc gia này phải...

Trump cân nhắc áp thuế 10% với Trung Quốc từ ngày 01/02

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể sẽ leo thang khi Tổng thống Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch áp thuế mới. Theo đó, nhóm của ông đang xem xét đánh thuế 10%...

EU khẳng định sẵn sàng bảo vệ lợi ích nếu chính quyền mới tại Mỹ áp thuế

Ngày 20/1, EU tuyên bố "sẵn sàng" bảo vệ lợi ích của khối, sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ thực hiện chính sách áp thuế đối với các quốc gia...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98