Trung Quốc ráo riết triển khai giải ngân 1.000 tỷ NDT trái phiếu siêu dài hạn

09/12/2024 08:52
09-12-2024 08:52:00+07:00

Trung Quốc ráo riết triển khai giải ngân 1.000 tỷ NDT trái phiếu siêu dài hạn

Trung Quốc phân bổ 700 tỷ NDT trái phiếu chính phủ cho việc thực thi chiến lược quan trọng và xây dựng năng lực an ninh, 300 tỷ NDT dành để hỗ trợ cập nhật thiết bị và tiêu dùng.

Một góc khu tài chính Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã phân bổ 700 tỷ nhân dân tệ (NDT) (tương đương 96,2 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt siêu dài hạn cho các dự án "xây dựng hai trọng" - thực thi chiến lược quan trọng của đất nước và xây dựng năng lực an ninh trong các lĩnh vực trọng điểm.

300 tỷ NDT (41,2 tỷ USD) còn lại sẽ được dành cho “hai mới” - biện pháp hỗ trợ cập nhật thiết bị quy mô lớn và hàng tiêu dùng đổi cũ lấy mới.

Hiện các thỏa thuận cho trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài hạn trị giá 1.000 tỷ NDT (137,5 tỷ USD) này đang được triển khai nhanh chóng.

Theo người phụ trách Vụ Đầu tư thuộc Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc, các địa phương và bộ ngành đang tích cực triển khai quyết định của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện, thúc đẩy cả "đầu tư cứng" vào cơ sở hạ tầng và "xây dựng mềm" về thể chế, chính sách. Trọng tâm là hỗ trợ các chiến lược quốc gia trọng điểm và xây dựng năng lực an ninh.

Về "đầu tư cứng", các dự án được lựa chọn nghiêm ngặt theo nguyên tắc từ trên xuống, ưu tiên các dự án lớn, mang tính bước ngoặt, liên vùng và xuyên lưu vực, phản ánh "bản chất và ý chí quốc gia". Một số lĩnh vực được ưu tiên bao gồm: đường sắt, đường cao tốc, sân bay dọc sông Dương Tử, tuyến đường bộ và đường biển mới ở phía Tây, đất nông nghiệp tiêu chuẩn cao ở vùng Đông Bắc, công trình "tam Bắc" (Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Bắc), và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Về "xây dựng mềm", Trung Quốc nhấn mạnh việc kết hợp xây dựng dự án với cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách, quy hoạch và cơ chế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Một ví dụ điển hình là việc ban hành và triển khai kế hoạch phát triển vận tải đa phương thức đường sắt-đường thủy tại các cảng dọc sông Dương Tử./.

Quang Hưng

Vietnamplus





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

WB: 25 năm tới sẽ khó khăn hơn với các nền kinh tế đang phát triển

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn phía trước...

182 tỷ USD rời khỏi Trung Quốc, tạo áp lực lên đồng Nhân dân tệ

Đồng Nhân dân tệ đang phải đương đầu với nhiều thách thức chưa từng có, không chỉ từ nền kinh tế suy yếu trong nước, mà còn từ làn sóng đầu tư ra nước ngoài đạt mức...

Ông Trump và ông Tập lần đầu điện đàm, TikTok và thương mại là tâm điểm

Chỉ vài ngày trước thời điểm nhậm chức, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có cuộc điện đàm quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tập trung vào nhiều...

Trung Quốc sản xuất than và khí đốt kỷ lục, sản xuất thép suy giảm

Trung Quốc thiết lập nhiều kỷ lục sản xuất mới trong các mặt hàng then chốt như than, khí đốt và nhôm. Trong khi đó, sản lượng thép giảm, nhưng vẫn duy trì trên mức...

Dân số Trung Quốc giảm 3 năm liên tiếp

Theo số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày 17/01, dân số nước này đã giảm hơn 1.39 triệu người, xuống còn 1.408 tỷ người trong năm 2024...

Thống đốc Fed: Có thể giảm lãi suất 3-4 lần trong năm 2025

Trong ngày 16/01, Thống đốc Christopher Waller cho biết Fed có thể hạ lãi suất nhiều lần trong năm nay nếu lạm phát giảm như ông dự kiến.

GDP Trung Quốc 2024 đạt mục tiêu 5% nhờ cú bứt tốc cuối năm

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã khép lại năm 2024 với những tín hiệu tích cực khi tốc độ tăng trưởng GDP quý 4 đạt 5.4%, vượt xa dự báo của giới chuyên gia và...

Thị trường điện châu Âu và rủi ro từ sự mất cân bằng

Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đang bùng nổ mạnh mẽ tại châu Âu, giúp giảm giá điện và hạn chế khí thải. Tuy nhiên, điều này cũng khiến...

Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 60

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn chưa thể phá vỡ chu kỳ giảm phát và sắp ghi nhận chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960. Điều này cho thấy một điểm...

Kinh tế Đức rơi vào suy thoái năm thứ hai liên tiếp

Số liệu vừa công bố cho thấy mức giảm GDP của Đức năm 2024 là 0,2%, đây là năm thứ hai liên tiếp nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái. Trước đó, năm 2023...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98