4 ngân hàng yếu kém vừa hoàn tất chuyển giao bắt buộc có quy mô ra sao?

18/01/2025 10:25
18-01-2025 10:25:00+07:00

4 ngân hàng yếu kém vừa hoàn tất chuyển giao bắt buộc có quy mô ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, CB, MBV, GPBank và DongA Bank là những ngân hàng TNHH MTV do ngân hàng nhận chuyển giao sở hữu 100% vốn điều lệ. Đó là những pháp nhân độc lập, không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào ngân hàng nhận chuyển giao.

Ngày 17/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém theo kế hoạch khi công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).

Trước đó, ngày 17/10/2024, NHNN cũng chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank, nay là MBV) cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trao quyết định chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT HDBank. Ảnh: HDBank.

Cả 4 ngân hàng yếu kém trên đều bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trong năm 2015. Vốn điều lệ của 4 ngân hàng này đều không thay đổi so với trước thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Trong đó, 3 ngân hàng OceanBank, CB và GPBank bị NHNN mua bắt buộc với giá “0 đồng”. 

Sau chuyển giao bắt buộc, CB, MBV, GPBank, DongA Bank tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ngân hàng nhận chuyển giao sở hữu 100% vốn điều lệ, được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định. 

Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; quyền, nghĩa vụ của khách hàng tiếp tục được đảm bảo theo đúng thỏa thuận và quy định pháp luật. 

4 ngân hàng này cũng là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhận chuyển giao.

Các ngân hàng này sẽ hoạt động như một ngân hàng con hoặc được bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc.

GPBank: Vốn điều lệ 3.018 tỷ đồng, 1.400 nhân sự, 85 điểm giao dịch

Ngoài hội sở chính tại số 109 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), GPBank có 85 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc; trong đó có tới 45 điểm giao dịch tại Hà Nội và 7 điểm giao dịch tại TPHCM.

Ngân hàng này hiện có đội ngũ nhân sự 1.400 cán bộ nhân viên (CBNV). 

Để hỗ trợ GPBank, VPBank sẽ góp vốn vào GPBank trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc để GPBank có thêm nguồn lực tài chính, phát triển kinh doanh, cải thiện kết quả hoạt động, tổng mức vốn góp không vượt quá 20% vốn điều lệ của VPBank

DongA Bank: Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, 4.183 nhân sự, 212 điểm giao dịch

Đến 31/12/2014, trước thời điểm rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, DongA Bank có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản 87.258 tỷ đồng.

Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của DongA Bank là 212, trong khi số lượng CBNV là 4.183 người.

DongA Bank từng là một nhà băng có vị thế, nhất là ở mảng kiều hối và phát hành thẻ. Đỉnh cao là giai đoạn 2013-2014, DongA Bank sở hữu lượng khách hàng kỷ lục trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần với trên 7,5 triệu khách hàng, sở hữu mạng lưới ATM thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp lên đến 250 máy, hoạt động kiều hối tiếp tục dẫn đầu thị trường với kết quả đạt được 1,6 tỷ USD năm 2014.

Tuy nhiên, những sai lầm trong cho vay và chiến lược hoạt động đã khiến nợ xấu của DongA Bank tăng cao, ngân hàng bị âm vốn chủ sở hữu và bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015.

DongA Bank được quản lý và hỗ trợ từ HDBank để dần phục hồi hoạt động và cải thiện tình hình tài chính.

HDBank khẳng định sẽ tập trung nguồn lực, kinh nghiệm tái cấu trúc để đồng hành và hỗ trợ DongA Bank củng cố hoạt động, khắc phục tồn tại, hướng tới mục tiêu xây dựng DongA Bank trở thành ngân hàng có tài chính lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, mang lại lợi ích tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

MBV: Vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, 2.290 nhân sự, 101 điểm giao dịch

Năm 2012, OceanBank tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Năm 2015, nhà băng này chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu 100%. 

Từ 17/10/2024, OceanBank hoàn tất chuyển giao về MB, do MB sở hữu 100% vốn điều lệ, đồng thời đổi tên thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV).

MBV có 2.290 nhân sự, làm việc tại 21 chi nhánh và 80 phòng giao dịch trên cả nước. Ngân hàng có tổng cộng 101 điểm giao dịch.

CB: Vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, 1.600 nhân sự, 92 điểm giao dịch

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) được chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 250 năm 2015 của NHNN. 

Ngày 17/10/2024, NHNN đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc CB do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Tính đến ngày 17/10/2024, mạng lưới hoạt động của CB gồm 1 hội sở và 92 điểm hoạt động. Tổng số nhân sự là hơn 1.600 CBNV.

Tuân Nguyễn

VietNamNet

- 09:23 18/01/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ NCB thông qua mục tiêu kinh doanh 2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực

Ngày 29/3/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB (HNX: NVB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với nhiều chỉ...

Cần làm gì nếu mất sổ tiết kiệm?

Sổ tiết kiệm giúp khách hàng chứng minh việc gửi tiền tại ngân hàng. Nếu lỡ làm mất sổ tiết kiệm, khách hàng cần nắm rõ quy trình xử lý dưới đây.

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan...

Chiến lược ngân hàng và làn sóng mới từ dòng chảy tín dụng

Sự chuyển dịch trong dòng chảy tín dụng từ năm 2023 đã thay đổi cục diện cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng không còn duy trì ranh giới rõ...

OCB nhận giải thưởng Ngân hàng tư nhân xanh và bền vững tại Việt Nam từ The Asian Banker

The Asian Banker, Tạp chí đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Châu Á mới đây đã công bố Ngân hàng Phương Đông (OCB) đạt giải thưởng...

Agribank rao bán rừng keo tai tượng, trường cao đẳng, tàu nhà hàng để thu hồi nợ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang rao bán nhiều loại tài sản để xử lý nợ xấu hơn trăm tỷ đồng, trong đó có cả rừng nguyên liệu...

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1.6 tỷ USD, tăng 59 bậc trong top 500 Brand Finance

Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng...

24 ngân hàng giảm lãi suất huy động, có ngân hàng giảm 7 lần trong tháng

24 ngân hàng thương mại giảm lãi suất từ 0,1% đến 1,05%/năm, đáng chú ý Agribank và Eximbank giảm lãi suất nhiều lần trong tháng.

Tỷ giá ngày 27/3: Đồng USD và nhân dân tệ tiếp tục giảm

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.846 VND/USD, giảm 5 đồng so với sáng 26/3; và với biên độ +/-5%, tỷ giá trần hôm nay là 26.088 VND/USD và tỷ...

Ông Abel Lim (UOB): USD phục hồi trong quý 2 trước khi giảm trở lại vào quý 3/2025

Mỹ hiện vẫn duy trì mức chênh lệch lãi suất đáng kể so với các nền kinh tế phát triển khác, điều này có thể làm cho USD phục hồi trong quý 2/2025 trước khi giảm trở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và phát huy thế mạnh hợp lực với hệ sinh thái Bảo Việt.




Hotline: 0908 16 98 98