TPHCM xây dựng đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm như thế nào?

03/01/2025 16:58
03-01-2025 16:58:23+07:00

TPHCM xây dựng đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm như thế nào?

Từ năm 2030, TPHCM bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm, gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển). Mục tiêu đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng TPHCM theo mô hình thành phố đa trung tâm.

Hình thành không gian phát triển mới

Theo quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt, phần lãnh thổ đất liền, toàn bộ diện tích TPHCM là 2.095 km2, bao gồm TP. Thủ Đức và 21 đơn vị hành chính cấp quận, huyện.

Đến năm 2030, TPHCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo.

Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, TPHCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước.

TPHCM hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tầm nhìn đến năm 2050, TPHCM là đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng TPHCM và Vùng Đông Nam Bộ; cực tăng trưởng của cả nước.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2030 tiếp tục phát triển TPHCM là đô thị đặc biệt, gồm một khu vực đô thị trung tâm và sáu đô thị trực thuộc, với TP. Thủ Đức là đô thị loại I và 5 đô thị vệ tinh cơ bản đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

Quy hoạch cũng đề cập đến việc hình thành không gian phát triển mới cho TPHCM thông qua việc quy hoạch, xây dựng không gian ngầm, không gian nước, không gian số. Triển khai quy hoạch, xây dựng không gian ngầm trên địa bàn thành phố trong quá trình quy hoạch đô thị.

Không gian TPHCM được tổ chức theo định hướng đa trung tâm, đa chức năng và hình thành các khu đô thị tri thức sáng tạo, các khu công nghiệp đô thị dịch vụ với mô hình thành phố trong thành phố.

TPHCM sẽ phát triển phù hợp các vùng đệm, vùng sinh thái giữa các đô thị và các đô thị với khu vực đô thị trung tâm.

Đáng chú ý, TPHCM sẽ phát triển phù hợp các vùng đệm, vùng sinh thái giữa các đô thị và các đô thị với khu vực đô thị trung tâm. Sau năm 2030, TPHCM bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm, gồm khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển). Mục tiêu đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng TPHCM theo mô hình thành phố đa trung tâm.

5 cực phát triển

Liên quan đến phương án phát triển các khu chức năng và các khu vực có vai trò động lực, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khu thương mại tự do (quy mô khoảng 1.000 - 2.000 ha tại Cần Giờ) gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và vịnh Gành Rái, khi có đủ điều kiện theo quy định.

Trung tâm tài chính quốc tế dự kiến bố trí tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (diện tích khoảng 100 - 200 ha) và phần trung tâm quận 1 ven sông Sài Gòn.

Các khu vực có vai trò động lực bao gồm 4 khu. Trong đó, khu vực đô thị trung tâm (các quận) là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, du lịch.

Khu vực TP. Thủ Đức là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, dịch vụ tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao. Khu vực phía Nam (quận 7 và huyện Nhà Bè) là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, vận tải, logistics, công nghiệp công nghệ cao, đô thị sinh thái.

Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM dự kiến bố trí tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (diện tích khoảng 100 - 200 ha) và phần trung tâm quận 1 ven sông Sài Gòn.

Khu vực huyện Cần Giờ tập trung phát triển kinh tế biển, đặc biệt là cảng trung chuyển và khu thương mại tự do; vận tải logistics, du lịch, đô thị sinh thái biển và năng lượng tái tạo. Khu vực huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi là khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ, logistics; đô thị sinh thái kiêm kinh tế.

Quy hoạch mới của TPHCM cũng xác định 3 đột phá phát triển TPHCM. Trong đó có đột phá trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả quản trị đô thị.

Đột phá trong huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tái cấu trúc không gian hệ thống đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường liên kết vùng, phát triển các ngành kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thiện, phát triển mô hình khu công nghiệp đô thị dịch vụ; quy hoạch không gian dọc sông Sài Gòn để phát triển du lịch xanh kết hợp đảm bảo an ninh nguồn nước.

Cuối cùng, đột phá trong phát triển công nghệ cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp chiến lược, trong đó chú trọng thu hút các dự án đầu tư bảo đảm đầy đủ cả ba yếu tố: công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Duy Quang

Tiền phong

- 15:56 03/01/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vẫn còn nhiều địa phương chưa đưa chỉ tiêu phát triển NƠXH vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, đảm bảo...

KBC duyệt kế hoạch đầu tư KCN gần 11.5 ngàn tỷ tại Thái Nguyên

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) thông qua việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN)...

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư cụm công nghiệp hơn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Cụm công nghiệp Cao Minh có diện tích 30ha nằm tại xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được doanh nghiệp Trung Quốc đề xuất đầu tư theo hướng xanh, vốn...

Công bố quy hoạch phân 5 khu chức năng ở thành phố cửa ngõ Bình Dương

TP.Dĩ An (Bình Dương) địa phận giáp ranh TPHCM được phân thành 5 khu để phát triển đô thị mang tính đặc thù. Trong tương lại, các khu công nghiệp cũ như Bình Đường...

TPHCM kiến nghị đưa tuyến metro kết nối Cần Giờ vào danh mục đầu tư trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ tuyến metro kết nối Cần Giờ, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng đưa dự án vào danh mục đầu tư trọng điểm, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù...

Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định hỗ trợ các dự án BOT thua lỗ

Trường hợp được bổ sung quy định về vốn Nhà nước tham gia, hỗ trợ giai đoạn khai thác trong Luật PPP sửa đổi, Bộ Xây dựng cho rằng sẽ đủ điều kiện tháo gỡ vướng mắc...

6 dự án trọng điểm khánh thành và khởi công ở TPHCM trước lễ 30/4

Trước lễ 30/4, TPHCM sẽ tổ chức khánh thành 4 dự án và khởi công 2 dự án trọng điểm liên quan tới giao thông, đô thị.

Nâng công suất sân bay Phú Quốc lên 18 triệu khách/năm, có nhà ga VIP đến năm 2030

Ngày 15/04, Bộ Xây dựng quyết định phê duyệt quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhu cầu sử dụng đất của cảng...

Phương án xây cầu gần 19.4 ngàn tỷ thay phà Cát Lái kết nối Đồng Nai và TPHCM

Phương án xây dựng cầu chiều dài gần 11.4km thay phà Cát Lái hiện hữu dự kiến tổng mức đầu tư gần 19.4 ngàn tỷ đồng, chia làm 4 dự án thành phần.

Đề nghị dừng lập quy hoạch đô thị khi sắp xếp xã, phường

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 - thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98