Các sắc thuế của Tổng thống Trump đã bắt đầu, điều gì sẽ đến với Việt Nam?

07/02/2025 16:03
07-02-2025 16:03:17+07:00

Các sắc thuế của Tổng thống Trump đã bắt đầu, điều gì sẽ đến với Việt Nam?

Sau khi các sắc lệnh thuế được chính quyền Trump áp lên Canada, Mexico và Trung Quốc, thì Việt Nam - một quốc gia mà Mỹ đang có thâm hụt thương mại lớn - sẽ đón nhận điều gì trong giai đoạn sắp tới?

Các chuyên gia tham dự đối thoại trực tuyến “Gateway to Vietnam: Góc nhìn chuyên gia về những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump” ngày 06/02/2025. Theo thứ tự trái sang phải: Ông Frank Kelly - Người sáng lập và Đối tác quản lý tại Fulcrum Macro; ông Thomas Nguyễn - Giám đốc Thị trường Toàn cầu, CTCP Chứng khoán SSI; ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế Trưởng CTCP Chứng khoán SSI; bà Eva Huan Yi - Kinh tế trưởng tại Huatai Securities (USA)

Chính quyền Trump sẽ muốn đàm phán một thỏa thuận với Việt Nam

Tại buổi đối thoại trực tuyến “Gateway to vietnam: Góc nhìn chuyên gia về những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump” ngày 06/02/2025, nói về lý do dẫn đến các sắc lệnh thuế mới đây, ông Frank Kelly - Người sáng lập và Đối tác quản lý tại Fulcrum Macro cho rằng, đây là việc sử dụng thuế quan vì lý do phi kinh tế. Donald Trump áp thuế vì lý do an ninh quốc gia, nghĩa là vì di cư bất hợp pháp qua biên giới Mexico, bên cạnh đó là vấn đề sức khỏe vì buôn lậu fentanyl - một loại thuốc giảm đau gây nghiện, đồng thời cáo buộc Trung Quốc sản xuất hoặc không ngăn chặn đủ việc này.

Ông Frank nhấn mạnh rằng, Trump sẽ sử dụng thuế quan cho bất kỳ mục đích gì ông ấy cần và bất kỳ vấn đề nào trong quan hệ với các quốc gia khác. Đó là một vũ khí địa chính trị tối thượng của Trump.

Với Việt Nam, dường như câu chuyện gắn nhiều hơn với vấn đề thương mại. Theo trích dẫn số liệu của ông Frank dựa trên báo cáo thâm hụt thương mại 2024 được công bố gần đây, Mỹ có thâm hụt hơn 123 tỷ USD với Việt Nam, điều này có thể khiến Trump sẽ nói rằng: "Chúng ta sẽ phải khắc phục điều này".

“Liệu có thể áp thuế lên Việt Nam không? Có thể. Nhưng liệu Trump có muốn đàm phán một thỏa thuận với Việt Nam không? Chắc chắn rồi” - Ông Frank chia sẻ.

Giữa Việt Nam và Mỹ có những mối liên kết rất sâu sắc, điều quan trọng nữa là hai nước đã và đang hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh chung cho khu vực. Việt Nam có thể giúp giảm căng thẳng giữa các nước, giữ vai trò như một quốc gia tham gia vào việc đảm bảo an ninh cho khu vực.

Ông Frank cũng cho rằng, Việt Nam có rất nhiều cơ hội và đang được nhìn nhận như một nền kinh tế đang phát triển và giữ vai trò quan trọng.

Tăng trưởng GDP hai con số có phải là thách thức lớn?

Chia sẻ tại buổi đối thoại, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế Trưởng Chứng khoán SSI cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số, Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều. Hiện tại, Việt Nam đang ở trong giai đoạn "dân số vàng", nhưng cơ hội này sẽ không kéo dài lâu, chỉ còn khoảng 15 năm nữa. Điều này đồng nghĩa với cơ hội phát triển của Việt Nam sẽ khá hẹp.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện khoảng 4,700 USD, chưa quá cao, vì vậy Việt Nam cần tăng trưởng mạnh hơn. Chính vì chỉ còn 15 năm nữa, Chính phủ muốn đẩy nhanh tiến độ và đó là lý do bắt đầu cải cách từ năm ngoái. Việc tinh gọn và làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn có thể được đẩy nhanh để tạo nên sự khác biệt.

Cũng theo ông Hưng, động lực tăng trưởng chính của Việt Nam năm 2025 chủ yếu đến từ đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Một số ngành triển vọng cho năm nay là xây dựng và vật liệu xây dựng.

Chuyên gia SSI cũng nhắc đến tiêu dùng. Nếu tầng lớp trung lưu cảm thấy khá giả hơn, cùng với việc là một quốc gia châu Á, có thể lĩnh vực bất động sản sẽ là chìa khóa. Nếu lĩnh vực bất động sản tiếp tục cải thiện, tiêu dùng có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Bất động sản hiện tại là một lĩnh vực khá thú vị, dẫu biết rằng một số tên tuổi lớn có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng những nhà phát triển bất động sản tầm trung vẫn đáng để nhà đầu tư xem xét.

Trong thời gian tới, không chỉ có nhiều luật liên quan đến đất đai bắt đầu được triển khai, mà Chính phủ cũng đang quyết liệt hơn trong việc thúc đẩy việc phê duyệt cấp phép để gia tăng nguồn cung cho thị trường. Ngành bất động sản hoạt động tốt thì tiêu dùng cũng tích cực hơn.

Ngoài ra, liên quan đến chính sách thuế quan của Trump, thời gian tới có thể thấy một số ngành sản xuất chuyển dịch sang Việt Nam và là tín hiệu tốt cho các khu công nghiệp. Hiện tại, một số thỏa thuận tốt đang diễn ra.

Huy Khải

FILI

- 15:01 07/02/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/03: Cần cẩn trọng trong những phiên tới?

CTCK BIDV (BSC) nhận định áp lực bán tại vùng giá cao hiện hữu khá rõ ràng trong phiên 25/03. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Nhiều quỹ đầu tư cho kết quả sinh lời tốt, vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà?

Theo ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số VPBankS, nhiều quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam mang lại mức sinh lời cao nhưng dòng tiền đi vào...

Góc nhìn 25/03: Ngắn hạn vẫn sẽ tích cực?

Sau phiên 24/03 tăng hơn 8 điểm, hầu hết các công ty chứng khoán (CTCK) lạc quan về xu hướng tăng điểm của VN-Index sẽ được duy trì trong các phiên sắp tới.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị theo dõi NT2 do sản lượng điện đi ngang do nguồn cung hạn chế; nâng giá mục tiêu IMP vì kỳ vọng lợi nhuận 2025 tăng...

Dự báo đường đi dòng tiền năm 2025

Việc “hy sinh một phần lạm phát” để đẩy dòng vốn cho sản xuất - kinh doanh theo định hướng của Chính phủ, sẽ là yếu tố thúc đẩy dòng tiền luân chuyển từ kênh gửi...

Góc nhìn tuần 24-28/03: Nhịp nghỉ "lành mạnh"?

Trong khi nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tỏ ra thận trọng trước khả năng giằng co của thị trường trong tuần tới, TPS lại nhìn nhận đây là một nhịp nghỉ "lành...

Cách tránh bẫy tài chính khi mua nhà cho người trẻ?

Trước những gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ được nhiều ngân hàng tung ra, các chuyên gia đều khuyến cáo hãy cẩn trọng cân đối tài chính cá nhân trước khi quyết...

Góc nhìn 21/03: Tiếp tục giảm?

Yuanta nhận định thị trường có thể vẫn còn đối mặt với nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp (21/03) và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động gần mức 1,320 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế, các mã lớn chủ yếu xoay quanh một số doanh nghiệp quen thuộc và ít có sự xuất hiện của các tập...

Góc nhìn 20/03: Giữ vững tâm lý

Các công ty chứng khoán có quan điểm trái chiều về xu hướng giao dịch. BETA khuyên nhà đầu tư cân nhắc chốt lời, trong khi DAS cho rằng điều chỉnh là cơ hội để giải...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98