Đầu tư năng lượng sạch trên toàn cầu lần đầu tiên vượt 2.000 tỉ đô la

07/02/2025 08:39
07-02-2025 08:39:29+07:00

Đầu tư năng lượng sạch trên toàn cầu lần đầu tiên vượt 2.000 tỉ đô la

Đầu tư cho năng lượng sạch trên toàn thế giới lần đầu tiên vượt 2.000 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024. Trong đó, Trung Quốc đầu tư lớn nhất, vượt tổng đầu tư của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh cộng lại.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu, bao gồm năng lượng gió và mặt trời đạt 728 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, theo báo cáo của BNEF. Ảnh: Getty Images

Đầu tư vào quá trình chuyển tiếp sang năng lượng carbon thấp trên toàn thế giới tăng 11%, đạt mức kỷ lục 2,1 nghìn tỉ đô la Mỹ trong năm ngoái, theo báo cáo thường niên của Công ty tài chính năng lượng mới Bloomberg (BNEF) công bố tuần trước.

Sự tăng trưởng được thúc đẩy nhờ đầu tư mạnh mẽ cho điện hóa giao thông, năng lượng tái tạo và lưới điện, tất cả đều đạt mức cao mới vào năm ngoái, cùng với đầu tư vào lưu trữ năng lượng. Trong khi tổng mức đầu tư vào công nghệ chuyển đổi năng lượng đạt kỷ lục mới, tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn so với ba năm trước, khi mức đầu tư tăng vọt 24-29% mỗi năm.

Điện hóa giao thông vẫn là động lực đầu tư lớn nhất, đạt 757 tỉ đô la vào năm 2024. Con số này bao gồm chi tiêu cho ô tô điện, xe điện hai và ba bánh, xe điện thương mại, cơ sở hạ tầng sạc công cộng và xe chạy bằng pin nhiên liệu.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo đạt 728 tỉ đô la, gồm đầu tư vào năng lượng gió (cả trên bờ và ngoài khơi), năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ sinh khối và chất thải, năng lượng biển (được tạo ra bởi sóng biển, thủy triều, độ mặn, và sự chênh lệch về nhiệt độ đại dương), địa nhiệt và thủy điện nhỏ. Cuối cùng, tổng đầu tư vào lưới điện trong năm ngoái lên tới 390 tỉ đô la, bao gồm đầu tư vào đường dây truyền tải và phân phối, thiết bị trạm biến áp và số hóa lưới điện.

Báo cáo của BNEF cũng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt giữa đầu tư vào các lĩnh vực đã phát triển và mới nổi của nền kinh tế năng lượng sạch. Các công nghệ đã được chứng minh, có khả năng mở rộng về mặt thương mại và có mô hình kinh doanh vững chắc, như năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng, xe điện và lưới điện, chiếm phần lớn vốn đầu tư trong năm 2024. Các lĩnh vực này thu hút 1,93 nghìn tỉ đô la đầu tư, tăng 14,7% so với năm 2023, bất chấp các cản lực từ chính sách bất lợi, lãi suất cao và sức mua của người tiêu dùng chậm lại.

Ngược lại, đầu tư vào các công nghệ mới nổi như hydrogen, thu giữ và lưu trữ carbon (CCS), hạt nhân, công nghiệp sạch và vận tải biển sạch chỉ đạt 155 tỉ đô la, giảm 23% so với năm trước đó. Các yếu tố ngăn cản đầu tư gồm chi phí cao, độ trưởng thành về công nghệ và khả năng mở rộng thương mại.

BNEF ghi nhận, thị trường đầu tư năng lượng sạch lớn nhất là Trung Quốc đại lục. Riêng thị trường này chiếm tới 818 tỉ đô la đầu tư, tăng 20% ​​so với năm 2023. Tăng trưởng đầu tư năng lượng sạch của Trung Quốc tương đương với 2/3 tổng mức tăng toàn cầu trong năm 2024.

Trong khi đó, đầu tư năng lượng sạch trì trệ ở Mỹ, đạt 338 tỷ đô la, EU và Anh cũng giảm, lần lượt đạt 381 tỉ đô la và 65,3 tỉ đô la. Trong số các thị trường lớn được báo cáo, Ấn Độ và Canada cũng góp phần vào tăng trưởng chung toàn cầu khi tăng đầu tư năng lượng sạch lần lượt tăng 13% và 19% trong năm ngoái.

Báo cáo của BNEF cũng theo dõi đầu tư vào chuỗi cung ứng năng lượng sạch, bao gồm nhà máy sản xuất thiết bị và kim loại pin cho các công nghệ năng lượng sạch. Năm 2024, khía cạnh đầu tư này giảm nhẹ xuống còn 140 tỉ đô la nhưng dự kiến ​​tăng lên 164 tỉ đô la vào năm 2025. Khoảng 60% tổng vốn đầu tư vào chuỗi cung ứng năng lượng sạch trong năm ngoái chảy vào lĩnh vực pin vì các nhà máy sản xuất pin đặc biệt thâm dụng vốn.

Theo đó, các công ty công nghệ khí hậu trên toàn cầu huy động được 50,7 tỉ đô la từ vốn cổ phần tư nhân và vốn cổ phần đại chúng trong năm 2024. Con số này giảm 40% với cùng năm 2023 và đánh dấu năm thứ ba suy giảm. Các công ty năng lượng sạch và vận tải dẫn đầu hoạt động huy động vốn, với tổng số tiền là 31,8 tỉ đô la. Trong khi đó, lượng phát hành trái phiếu chuyển đổi năng lượng trên toàn cầu đạt 1 nghìn tỉ đô la vào năm 2024, tăng 3% so với năm 2023.

BNEF ước tính, đầu tư vào chuyển đổi năng lượng toàn cầu cần đạt mức trung bình 5,6 nghìn tỉ đô la mỗi năm từ trong giai đoạn 2025-2030 để thế giới đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng carbon về zero (Net-Zero) vào năm 2050 theo Thỏa thuận Paris.

Theo Albert Cheung, Phó CEO của BNEF, báo cáo cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ ​​trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong vài năm qua, bất chấp tình hình chính trị bất ổn và lãi suất cao. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới nổi như khử carbon trong công nghiệp, hydrogen và thu giữ carbon để đạt được mục tiêu Net-Zero trên toàn cầu. Sự hợp tác thực sự giữa khu vực tư nhân và công là giải pháp duy nhất để khai thác tiềm năng của những công nghệ này.

Khánh Lan (Theo Bloomberg, BNEF.com)

TBKTSG

- 20:20 06/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Học gì từ thương chiến Mỹ – Trung?

Trên TikTok, các nhà sản xuất Trung Quốc tiết lộ danh tính và địa điểm các nhà máy Trung Quốc đang gia công hàng cho những thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng...

Ông Trump dự kiến hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong 3-4 tuần tới

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra tuyên bố đầy tự tin về tiến độ các thỏa thuận với các đối tác thương mại của Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time được công...

Trung Quốc bơm hơn 80 tỷ USD vào hệ thống để đối phó với tác động của thuế quan

Trung Quốc đang mạnh tay bơm tiền để bảo vệ nền kinh tế trước những tác động từ hàng rào thuế quan của Mỹ.

Trung Quốc hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn Mỹ

Theo dữ liệu được công bố vào ngày 24/04, Trung Quốc đã hủy đơn hàng 12,000 tấn thịt lợn từ Mỹ, đánh dấu một bước leo thang trong căng thẳng thương mại giữa hai...

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, khi những tổn thất kinh tế từ cuộc đấu thuế quan đang đè nặng lên nhiều...

WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực công bố ngày 24/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4% trong năm 2025...

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp

Theo hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.

Nhà máy ở Trung Quốc giảm công suất, công nhân tạm nghỉ việc vì thương chiến

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đang khiến các nhà máy Trung Quốc điêu đứng vì đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ từ quần jeans đến đồ gia...

5 quân bài mặc cả của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra với quy mô toàn diện. Hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị áp thuế lên tới...

Trung Quốc bác thông tin đã đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc đã công khai phủ nhận mọi thông tin về việc nước này đã chủ động tiếp cận Mỹ để đàm phán thương mại.


TIN CHÍNH

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds 

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds 

Ngày 25/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds - GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.




Hotline: 0908 16 98 98