Đề xuất 6 cơ chế đặc thù xây đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM

10/02/2025 13:15
10-02-2025 13:15:00+07:00

Đề xuất 6 cơ chế đặc thù xây đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM

6 cơ chế đặc thù sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện, huy động vốn... trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Tại tờ trình đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TPHCM (đề án metro - PV), Chính phủ cho biết hiện nay hơn 200 thành phố lớn trên thế giới đều ưu tiên phát triển đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách đô thị, đây được coi là giải pháp căn cơ để giải bài toán ùn tắc, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.

Ở Việt Nam, mặc dù Hà Nội và TPHCM là hai thành phố lớn nhất cả nước, là những đầu tàu kinh tế, đã khởi công xây dựng đường sắt đô thị từ năm 2007, nhưng do tiến độ triển khai còn chậm nên không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Nguyên nhân là do gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện và việc huy động vốn.

Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đã khởi công xây dựng từ năm 2007, nhưng do tiến độ triển khai còn chậm nên không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Trước bối cảnh vừa nêu, hôm 8/2,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 28 và 29, thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và dự thảo tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong văn bản trình ngày 6/2.

Theo đó, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp, UBND TP Hà Nội, UBND TPHCM có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan; tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Được biết tại tờ trình, Chính phủ đưa ra 6 nhóm cơ chế gồm: Huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD - phát triển theo định hướng giao thông công cộng; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng; các quy định áp dụng riêng cho TPHCM.

Chính phủ đưa ra 6 nhóm cơ chế cần quy phạm hóa để thúc đẩy việc phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Ảnh: Duy Anh.

Nhóm chính sách về huy động nguồn vốn có mục tiêu tập trung huy động vốn để đầu tư hệ thống metro; linh hoạt trong công tác bố trí vốn, bảo đảm đáp ứng tiến độ thực hiện dự án...

Đối với nhóm chính sách về trình tự, thủ tục đầu tư sẽ nghiên cứu sâu nội dung đặc thù về lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án, quyết định điều chỉnh dự án; áp dụng định mức, đơn giá; áp dụng hình thức chỉ định thầu, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất...

Theo tờ trình, sở dĩ có nhóm cơ chế dành riêng cho TPHCM vì những vướng mắc về cơ chế của TP. Hà Nội đã được Luật Thủ đô 2024 cơ bản tháo gỡ. Đề xuất UBND TPHCM được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; UBND TPHCM được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ tổ chức tài chính trong nước, vay lại khoản vay của Chính phủ...

Tại đề án metro, TPHCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn thành 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355km đến năm 2035. Qua tính toán sơ bộ thì tổng mức đầu tư giai đoạn này khoảng 40,21 tỉ USD. Khi hoàn thành, mạng lưới các tuyến này sẽ dự kiến đảm bảo vận tải hành khách công cộng đạt 40-50% nhu cầu đi lại của người dân.

Theo lộ trình, sau khi được Quốc hội ban hành nghị quyết, năm 2025 TPHCM sẽ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để chấp thuận chủ trương đầu tư toàn bộ 7 tuyến. Công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện từ năm 2026 - 2029. Các tuyến metro sẽ bắt đầu được khởi công vào năm 2027.

Trong khi đó, theo quy hoạch, mạng lưới metro tại TP. Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài hơn 616,9km. Hiện TP đã đưa vào khai thác tuyến số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông, dài 13km) và tuyến số 3 trên cao (đoạn Nhổn - Cầu Giấy, dài 8,5km).

Theo đề án, TP. Hà Nội sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 10 tuyến metro trong giai đoạn từ nay đến năm 2035 với tổng chiều dài khoảng 410km. Giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045), TP Hà Nội sẽ đầu tư, hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến khoảng 200,7km.

Lộc Liên

Tiền phong

- 12:01 10/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ phương án đầu tư 2 đoạn tuyến cao tốc do VEC quản lý

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu...

Hà Nội đặt mốc khởi công đường vành đai 4 vào ngày 19/5

UBND TP Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đảm bảo khởi công đường vành đai 4 vào dịp 19/5.

Đề xuất mở rộng các tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...

5 thách thức khi phát triển đô thị nén của TP HCM

Bài toán nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục pháp lý và trên hết là công tác giải phóng mặt bằng đặt ra thách thức lớn cho kế hoạch phát triển đô thị nén của TP HCM.

Chậm nhất tháng 9-2025 sẽ khởi công cầu đường Nguyễn Khoái

Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết sẽ khởi công dự án cầu đường Nguyễn Khoái chậm nhất vào tháng 9-2025.

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư khu công nghiệp 384ha kết nối cảng hàng không

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Đông Bắc Sân bay, Khu kinh tế Vân Đồn rộng gần 348ha nằm tại xã Đài Xuyên...

Chủ tịch TP Hà Nội "chốt" lịch phá dỡ toà nhà "hàm cá mập"

Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị phấn đấu hoàn thành phá dỡ tòa nhà "hàm cá mập", thu dọn mặt bằng trước ngày 30-4.

Thủ tướng: Không lùi tiến độ sân bay Long Thành, nếu chậm tiến độ thì thay người

Chiều 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra hiện trường một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm gồm sân bay quốc tế Long Thành, tuyến cao tốc Biên...

Thông tin mới về điều chỉnh chủ trương đầu tư đường bộ cao tốc kết nối Thủ đô

Chính phủ đồng ý điều chỉnh đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Vingroup trình phương án làm metro hơn 4 tỷ USD nối quận 7 - Cần Giờ

Tập đoàn Vingroup đề xuất xây metro dài 48,5 km, nối đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7, đến dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ USD.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98