Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội...

25/03/2025 09:57
25-03-2025 09:57:00+07:00

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Hà Nội...

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây.

Tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ dự thảo sửa đổi cơ bản các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp như hiện nay (gồm cấp tỉnh, huyện và xã) thành hai cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở).

Việc này nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 (sau khi sửa đổi). Đồng thời, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: VGP

Hướng giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức mô hình 2 cấp

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 49 điều (giảm 1 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2025); trong đó giữ nguyên 9 điều, bỏ 3 điều, bổ sung mới 2 điều và sửa đổi, bổ sung 35 điều.

“Bên cạnh việc kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung ba nhóm vấn đề” – tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ.

Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Theo đó, để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp... dự thảo Luật quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Cụ thể, quy định trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 1-7-2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.

Dự thảo luật cũng quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).

Cạnh đó là quy định về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); Quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết…

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đề xuất tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đề xuất tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu

Một vấn đề khác là sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện) phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt.

Cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời để mở rộng không gian phát triển. Tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường và đặc khu ở hải đảo, bỏ thị trấn.

Các đơn vị hành chính cấp cơ sở được hình thành này sẽ có diện tích và dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của cấp xã theo quy định hiện hành.

Đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.

Cũng theo dự thảo luật, đặc khu tại hải đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Dự luật đề xuất tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Trong đó, chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.

Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường. Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.

Dự thảo luật quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở đều tổ chức HĐND và UBND. HĐND hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với đề cao trách nhiệm của chủ tịch UBND.

Theo Nghị quyết 1211/2016 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tiêu chuẩn đối với xã miền núi, vùng cao là có dân số từ 5.000 người trở lên và diện tích từ 50 km2 trở lên, những xã khác có từ 8.000 người trở lên và diện tích từ 30 km2 trở lên.

Với những đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng.

Cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định.

Còn với xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số là từ 4.000 người trở lên (bằng 50% theo quy định); các tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định…

NGUYỄN THẢO

Pháp luật TPHCM

- 05:50 25/03/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98