Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển

26/03/2025 09:32
26-03-2025 09:32:00+07:00

Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển

Ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển để kết hợp hài hòa, hợp lý các tỉnh, thành có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Báo Điện tử Chính phủ dẫn thông tin từ Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp ngoài các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật cần cân nhắc thấu đáo các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí, điều kiện địa lý; quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.

Một góc thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hoàng Hà

Việc sắp xếp ĐVHV, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.

Trong đó ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của ĐVHC sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Bộ Nội vụ cũng đưa ra các nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị:

Thứ nhất lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của một trong số các ĐVHC cấp tỉnh hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương cấp tỉnh nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

Thứ hai, trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,…), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.  

Thứ ba, trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập, bảo đảm giữ vững quốc phòng an ninh. 

Cấp ủy chính quyền địa phương cần thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân địa phương.

Dự kiến sau sắp xếp, số ĐVHC cấp tỉnh sẽ giảm khoảng 50% trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay, số ĐVHC cấp xã sẽ giảm khoảng 70%, tức từ 10.035 đơn vị hiện nay xuống còn dưới 3.000 ĐVHC cấp cơ sở. 

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện

Theo kết luận số 126 ngày 14/02/2025 và Kết luận số 127 ngày 28/02/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư yêu cầu: "Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể), bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".

Trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) mới đây cũng đề xuất tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC) và chính quyền địa phương 2 cấp gồm: Cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.

Trong đó, cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng sáp nhập một số ĐVHC cấp tỉnh để bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời để mở rộng không gian phát triển.

Đồng thời, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay để hình thành các ĐVHC cấp cơ sở gồm: xã, phường và đặc khu ở hải đảo để phù hợp với mô hình tổ chức mới.

ĐVHC kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.

Nguyễn Thảo

VietNamNet

- 08:30 26/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: "Không có lý do gì lại gây phiền hà cho người bỏ tiền ra kinh doanh"

Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ hai trong tháng 4 thảo luận nhiều dự án luật quan trọng, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp...

Tán thành sáp nhập TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tâm hành chính - chính trị của TPHCM mới đặt tại số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1; cơ sở 2 tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương và cơ sở 3 tại Trung tâm hành...

TPHCM sẽ còn 102 phường, xã sau sắp xếp

Sáng 18/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TPHCM khóa X, HĐND TPHCM đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ...

Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”

Nếu nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nắm giữ vị thế số một cả nước sau sáp nhập thì Đồng Nai mới cũng khẳng định vững chắc nền kinh tế tốp đầu với quy mô...

Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy, theo...

Tỷ phú Trần Đình Long: "Muốn nuôi doanh nghiệp lớn, không thể chỉ nói khuyến khích"

Tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất cần chính sách cụ thể và cơ chế đặt hàng rõ ràng từ Nhà nước. Ông cho...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: 'Chưa dám đề xuất tăng lương cơ sở năm 2026'

"Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng trong diện sắp xếp tinh gọn bộ máy là rất lớn nên chúng tôi chưa dám đề xuất năm 2026 điều chỉnh mức lương cơ sở và các đối...

50 năm non sông liền một dải - Bài 9: Định vị thương hiệu y tế TPHCM trên bản đồ thế giới

50 năm qua, đồng hành với sự phát triển của TPHCM, ngành y tế thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm...

Bộ Tài chính: Sau sắp xếp đơn vị hành chính, trụ sở dôi dư ưu tiên làm trường học, bệnh viện

Bộ Tài chính vừa có văn bản 489 hướng dẫn bổ sung về việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công; khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính. Văn bản nêu rõ...

'Cần những kênh đầu tư mới để phát triển trung tâm tài chính quốc tế'

Để thúc đẩy hoạt động trung tâm tài chính quốc tế, tiệm cận với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, Việt Nam cần những sản phẩm tài chính mới, theo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98