Dự kiến có 11 tỉnh, thành và 39 đơn vị cấp xã không thuộc diện sắp xếp

26/03/2025 10:28
26-03-2025 10:28:52+07:00

Dự kiến có 11 tỉnh, thành và 39 đơn vị cấp xã không thuộc diện sắp xếp

Dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh là giữ nguyên, còn lại 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp. Với cấp xã, dự kiến có 9.996/10.035 đơn vị phải sắp xếp.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cùng tờ trình kèm theo để chuyển Bộ Tư pháp thẩm định theo quy trình chung về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Khi được Chính phủ hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành theo quy trình rút gọn, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Chính phủ cùng UBND cấp tỉnh, cấp huyện hiện hành triển khai các bước từ lập hồ sơ, lấy ý kiến nhân dân cho việc nhập tỉnh và nhập xã… theo quy trình chung của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo dự thảo nghị quyết và tờ trình của Bộ Nội vụ, các tiêu chí để sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, cấp xã gồm diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh.

Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2022) về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính.

Ngoài ra, dự thảo cũng lưu ý không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Việc nhập xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ thực hiện trước theo lộ trình mà Bộ Chính trị đã ấn định. Trong quá trình đó, sẽ tiến hành các quy trình chính trị, pháp lý để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 làm cơ sở kết thúc hoạt động của cấp huyện.

Việc nhập xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ thực hiện trước theo lộ trình mà Bộ Chính trị đã ấn định. Trong quá trình đó, sẽ tiến hành các quy trình chính trị, pháp lý để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 làm cơ sở kết thúc hoạt động của cấp huyện.

11 tỉnh, thành giữ nguyên, 52 sẽ sáp nhập

Theo đó, về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, dự thảo nêu rõ các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn ĐVHC cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.

Các tỉnh được nhập với nhau phải có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương. Cùng đó, phải có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh lớn sau sắp xếp.

Liên quan đến yếu tố địa chính trị, dự thảo nghị quyết nêu cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

Mặt khác, việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

Bộ Nội vụ cho biết theo các tiêu chí định hướng này, dự kiến cả nước chỉ còn 11 ĐVHC cấp tỉnh là giữ nguyên, gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn lại 52 ĐVHC cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp gồm bốn TP Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

Cũng theo dự thảo, tỉnh nhập với tỉnh thì sau khi sáp nhập sẽ gọi là tỉnh, tỉnh nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương thì tỉnh lớn sau sáp nhập là thành phố trực thuộc Trung ương.

9.996/10.035 đơn vị hành chính cấp xã sẽ phải sắp xếp

Với việc sáp nhập ĐVHC cấp xã thì bộ tiêu chí được mô tả trong dự thảo nghị quyết ngắn gọn, đơn giản hơn so với cấp tỉnh.

Cụ thể, các ĐVHC cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính.

Cạnh đó, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Trường hợp nhập từ bốn ĐVHC cấp xã trở lên với nhau thì không cần phải tính đến tiêu chuẩn về diện tích, dân số. Tuy nhiên, sau sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã phải giảm 70-75% so với số lượng hiện hành để có thể tính toán tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (không còn cấp huyện), thay vì 3 cấp như hàng chục năm qua.

Việc nhập xã sẽ thực hiện theo nguyên tắc nhập nguyên trạng và có thể nhập xã của huyện này vào xã của huyện khác. Xã nhập với xã thì sau sắp xếp, ĐVHC mới gọi là xã, xã nhập với phường thì sau sắp xếp, ĐVHC mới gọi là phường.

Theo Bộ Nội vụ, với các tiêu chí và cách làm như trên, dự kiến sẽ có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 ĐVHC cấp xã.

Về tên gọi, các địa phương sẽ chủ động trong lựa chọn nhưng Trung ương khuyến khích đặt tên ĐVHC cấp xã mới theo tên của ĐVHC cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Theo dự kiến, sẽ có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 ĐVHC cấp xã. Ảnh: HUỲNH DU

Theo dự kiến, sẽ có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 ĐVHC cấp xã. Ảnh: HUỲNH DU

Tinh gọn biên chế theo lộ trình 5 năm

Với tính chất là một cuộc cách mạng về tinh, gọn bộ máy, phải hoàn thành theo tiến độ đã được Bộ Chính trị đề ra để kịp tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV dự kiến vẫn tổ chức vào đầu năm 2026, dự thảo nghị quyết đưa ra quy trình, thủ tục đơn giản hóa.

Dù vậy, tất cả vẫn phải trải qua các bước thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đảm bảo nguyên tắc dân chủ hiến định. Vì vậy, dự thảo nghị quyết yêu cầu việc nhập xã, nhập tỉnh phải lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, và giao việc này cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức.

Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC không đi sâu vào mô hình, tổ chức của chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên vẫn quy định một số nguyên tắc để đảm bảo chế độ, lợi ích cho cán bộ địa phương chịu ảnh hưởng của việc nhập xã, nhập tỉnh.

Theo đó, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số nhân sự của các xã, huyện có mặt trước sắp xếp.

Con số này sẽ phải giảm dần trong thời hạn năm năm sau khi sắp xếp, tính theo ngày hiệu lực của nghị quyết này.

Dự thảo nghị quyết cũng cho thời hạn bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là sáu tháng kể từ thời điểm sắp xếp. Sau thời hạn này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định.

Các chế độ, chính sách đặc thù theo vùng, khu vực và theo ĐVHC cũng được giữ nguyên. Sau sắp xếp, Chính phủ sẽ cho rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới.

Dự thảo nghị quyết này được xây dựng trên cơ sở các Kết luận số 126, 127, 130 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giai đoạn 2 của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, cũng như các văn bản của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy.

Dự thảo cũng bám sát Đề án về sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã được Bộ Chính trị thống nhất chủ trương và đưa về các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy các cơ quan trung ương cho ý kiến.

NGHĨA NHÂN

Pháp luật TPHCM

- 16:59 25/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...

EVN cần chủ động cho kịch bản tăng trưởng điện rất cao trong năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến 14% để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước từ 8% trở...

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ...

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto xây dựng hệ sinh thái công nghiệp ôtô ở Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto tăng cường và mở rộng đầu tư, kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ôtô; phát triển hệ sinh thái...

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Nếu tính theo con số cơ học từ các đề xuất sáp nhập của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, TPHCM sẽ còn gần 70 đơn vị hành chính cấp cơ sở và 1 thành phố.

Không phân biệt công chức cấp xã với cấp trung ương, cấp tỉnh, bảo đảm liên thông trong công tác cán bộ

Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98