Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi): Tạo cơ chế hút vốn đầu tư hạ tầng đường sắt

03/03/2025 14:42
03-03-2025 14:42:00+07:00

Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi): Tạo cơ chế hút vốn đầu tư hạ tầng đường sắt

Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi) đã bổ sung các quy định nhằm huy động tối đa nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua nhiều hình thức hợp đồng (BT, BOT, BTO, BLT, BTL...).

Đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên

Cơ chế đột phá hút vốn đầu tư hạ tầng đường sắt

Ông Dương Hồng Anh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, Luật Đường sắt hiện hành đã có quy định về huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, khai thác hạ tầng đường sắt. Tuy nhiên, các chính sách này hầu như không phát huy được trong thực tiễn.

Tại dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) vừa trình Chính phủ, Bộ GTVT đã quy phạm hóa các chính sách thành các quy định cụ thể mang tính đột phá để tạo hành lang pháp lý phát triển đường sắt.

Cụ thể, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm huy động tối đa nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua nhiều hình thức hợp đồng (BT, BOT, BTO, BLT, BTL...).

Về việc huy động nguồn lực từ địa phương, dự thảo Luật cho phép địa phương dùng ngân sách của mình để tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư xây dựng một số hạng mục kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Bổ sung quy định về khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt (mô hình TOD) nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt và cụ thể hóa trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện.

Đáng chú ý, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong vùng phụ cận ga đường sắt để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt để tạo quỹ đất đấu giá nhằm phát triển đô thị.

Tiền thu được từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt địa phương sẽ được nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương cấp tỉnh. Chính phủ quy định cụ thể tỉ lệ phân chia tiền thu được từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt quốc gia cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương cấp tỉnh.

Một điểm đáng chú ý khác, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung quy định về cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.

Theo các chuyên gia, quy định này sẽ giúp tăng cường sự tham gia của tư nhân vào ngành đường sắt, nâng cao chất lượng khai thác, giảm áp lực tài chính cho Nhà nước và đảm bảo sự kiểm soát đối với tài sản công.

Thực tế, hình thức chuyển nhượng có thời hạn giúp Nhà nước không mất quyền kiểm soát đối với hạ tầng quan trọng. Sau khi hết thời hạn khai thác, Nhà nước có thể đánh giá lại hiệu quả và điều chỉnh chính sách hoặc tìm đối tác mới.

Đặc biệt, Nhà nước vẫn có thể can thiệp nếu doanh nghiệp khai thác không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc có vi phạm hợp đồng. Đây là một giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững ngành đường sắt Việt Nam.

Phân định rõ trách nhiệm đánh giá hệ thống quản lý an toàn đường sắt

Bộ GTVT cho biết, Luật Đường sắt 2017 đã có các quy định về hệ thống quản lý an toàn như: Đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn.

Riêng với đường sắt đô thị, giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.

Tuy nhiên, việc triển khai các quy định này còn khó khăn. Trong đó, thẩm quyền đánh giá, cấp giấy chứng nhận với đường sắt đô thị được giao cho Bộ trưởng Bộ GTVT nhưng các dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Vì vậy, tại Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), đã bổ sung quy định giao trách nhiệm cho tổ chức quản lý, vận hành khai thác đường sắt phải quy định và duy trì hệ thống quản lý an toàn nhằm nâng cao hoạt động vận tải đường sắt, đặc biệt là với các dự án đường sắt có yêu cầu kỹ thuật cao chuẩn bị triển khai trong thời gian tới.

Mặt khác, việc quy định như vậy tương đồng với quy định của pháp luật về đường sắt của các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là quốc gia có kết nối trực tiếp đường sắt với nước ta. Qua đó, bảo đảm thuận lợi cho công tác vận tải liên vận quốc tế.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt trên cơ sở kế thừa, chỉnh sửa các quy định Luật Đường sắt hiện hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, bỏ quy định đối với thủ tục hành chính về thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý vận hành đường sắt đô thị. Qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt đô thị. Việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống sẽ được tổ chức chứng nhận an toàn độc lập (do chủ đầu tư dự án lựa chọn) thực hiện.

Nhật Quang

FILI

- 13:40 03/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2025 tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước

Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, Tết đầu năm; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng...

90 triệu tấn CO2 từ giao thông vận tải: Zero carbon chỉ là giấc mơ?

Theo World Bank, ngành giao thông vận tải (GTVT) được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây phát thải carbon[1]. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu từ Sáng...

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1/2025 đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay

Theo số liệu từ Cục Thống kê cho biết trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28.5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng khách...

Hết quý 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/3/2025 đạt 10.98 tỷ USD, tăng 34.7% so với cùng kỳ năm trước.

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102.84 tỷ USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ 

Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê, tính chung quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102.84 tỷ USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu...

Bộ Tài chính kiến nghị 'thừa nhận sự tồn tại của tài sản số'

Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại và tiềm năng của tài sản số, theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ cùng đề nghị hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) đã gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ kêu gọi Chính quyền...

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghiệp đường sắt vào năm 2045

Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất đầu máy, toa xe và hình thành hệ sinh thái công nghiệp đường sắt vào năm 2045. Đây là định hướng chiến lược trong...

Thành lập Hội đồng thẩm định tiền khả thi cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Đề xuất tăng vốn ODA cho dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch lên hơn 9,200 tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc tuyến...


Hotline: 0908 16 98 98