Góc nhìn tuần 24-28/03: Nhịp nghỉ "lành mạnh"?

23/03/2025 21:21
23-03-2025 21:21:00+07:00

Góc nhìn tuần 24-28/03: Nhịp nghỉ "lành mạnh"?

Trong khi nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tỏ ra thận trọng trước khả năng giằng co của thị trường trong tuần tới, TPS lại nhìn nhận đây là một nhịp nghỉ "lành mạnh" trước khi xác lập xu hướng mới. Dù kịch bản kiểm định lại vùng 1,300 điểm vẫn có thể xảy ra, TPS vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trung, dài hạn.

Hạ thêm một phần tỷ trọng

CTCK Phú Hưng (PHS): Các chỉ báo kỹ thuật vẫn suy yếu chưa có tín hiệu cải thiện rõ rệt, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro khi sự cân bằng kém đi có thể đẩy VN-Index lùi về mức thấp hơn là khu vực tâm lý 1,300 điểm. Chiến lược: Hạ thêm một phần tỷ trọng ở các phiên tới, tận dụng những nhịp kéo xanh trong xu hướng hồi ngắn hạn. Hỗ trợ cần lưu ý vẫn là ngưỡng 1,320 điểm.

Cần thêm thời gian

CTCK VPBank (VPBankS): Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang vận động trên khu vực hỗ trợ mạnh 1,316 – 1,320 điểm với biên độ dao động hẹp. VPBankS cho rằng thị trường cần thêm thời gian tích lũy chặt chẽ hơn với khối lượng giao dịch thấp thì mới có thể tạo nền tảng để hình thành nhịp tăng mới. Do đó, cơ hội chinh phục ngưỡng 1,350 điểm vẫn còn nhưng nhà đầu tư cũng lưu ý hạn chế lướt sóng, bám chặt chiến lược dài hạn để tránh tác động nhiễu từ những nhịp biến động lớn.

Chú ý nhóm chứng khoán và bất động sản

CTCK Vietcombank (VCBS): Thị trường đang có những tín hiệu đi ngang và kiểm định hỗ trợ ngắn hạn trong biên độ khoảng 20 điểm (1,320-1,340) khi duy trì được điểm số trên ngưỡng 1,320 trong những phiên gần đây. Bên cạnh đó, dòng tiền có tín hiệu quay trở lại một số cổ phiếu và nhóm ngành đã kết thúc nhịp điều chỉnh/hồi phục trở lại sớm hơn so với VN-Index, theo đó giúp cho cung-cầu trên thị trường dần cân bằng trở lại.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục chọn lọc cổ phiếu duy trì được xu hướng đi lên ổn định, hoặc đang đi ngang ở vùng hỗ trợ với dấu hiệu tham gia của dòng tiền lớn để tham gia giải ngân với tỷ trọng vừa phải cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn, với một số nhóm ngành đáng chú ý là chứng khoán và bất động sản.

Cần thận trọng

CTCK Asean (Aseansc): Trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư cần giữ sự thận trọng, đồng thời duy trì một lượng tiền mặt để sẵn sàng giải ngân khi thị trường điều chỉnh, từ đó có thể tận dụng tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong dài hạn.

Xu hướng tăng điểm là chủ đạo

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index diễn biến giằng co, hình thành một mẫu nến thân ngắn với tín hiệu sụt giảm của khối lượng giao dịch, thể hiện sự phòng thủ của cả 2 phía người mua - người bán. Mẫu nến này cũng cho thấy sự cân bằng và trạng thái trung tính tạm thời của thị trường với tương quan tăng/giảm theo phiên đang khá 50/50. Mặc dù vậy, với xu hướng tăng điểm ngắn hạn đang giữ thế chủ đạo, chỉ số vẫn có nhiều cơ hội nhận được lực đỡ từ lực cầu bắt đáy tại quanh các vùng hỗ trợ.

Chưa phải lúc để giải ngân thêm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, với chỉ số VN-Index, đây không phải là vùng giá hấp dẫn để giải ngân thêm. Mặc dù VN-Index đang chịu áp lực điều chỉnh tương đối bình thường dưới ảnh hưởng xoay vòng của nhiều nhóm mã trong thị trường. Tuy nhiên khá nhiều nhóm mã đã chịu áp lực bán mạnh, điều chỉnh kéo dài về các vùng gia tương đối hấp dẫn và bắt đầu dần cân bằng trở lại như các nhóm mã công nghệ, viễn thông, logistics, bảo hiểm...

SHS cho rằng, nhiều mã đang về vùng giá tương đối hợp lý, có thể dần theo dõi, xem xét tích lũy trở lại. Các vị thế gia tăng tỉ trọng cần chọn lọc cẩn trọng và đánh giá kỹ dựa vào kết quả kinh doanh quý 1/2025.

Tâm lý bi quan hiện hữu

CTCK BIDV (BSC): Những cây nến gần đây đều có thân nến nhỏ và bóng nến, cho thấy sự giằng co của thị trường trong nhịp điều chỉnh; điểm tích cực là chỉ số vẫn đóng cửa trên SMA20. Tuy áp lực bán trong những phiên gần đây không lớn, nhưng tâm lý thị trường có vẻ bi quan khi các cây nến sau ngày càng đóng cửa thấp dần. Trong những phiên tới, VN-Index cần giao dịch với biên độ chặt chẽ hơn để hình thành nền giá tại 1,320.

Chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn

CTCK Đông Á (DAS): Nhịp điều chỉnh đang thử thách mốc hỗ trợ 1,315 điểm của VN-Index. Nhà đầu tư chờ đợi xu hướng thị trường rõ ràng hơn, theo dõi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, cổ phiếu khu công nghiệp.

Quan sát thêm

CTCK Tiên Phong (TPS): Với sự sụt giảm của giá trị giao dịch khớp lệnh phiên cuối tuần, TPS cho rằng cần dành nhiều thời gian để quan sát thêm hành động giá của thị trường tại quanh đường MA20 ngày.

Trong trường hợp tích cực, thị trường có thể kết thúc nhịp điều chỉnh và hướng đến vùng 1,340 điểm hoặc cao hơn là 1,360 điểm, trong trường hợp ngược lại thị trường có thể kiểm định hỗ trợ tại 1,315 hoặc 1,300 điểm. TPS cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ duy trì sự ổn định tích cực trong trung và dài hạn và những nhịp nghỉ như hiện tại là lạnh mạnh.

Hướng đến 1,350 sau đợt rung lắc

CTCK Thiên Việt (TVS): Trên đồ thị ngày, VN-Index tiếp diễn trạng thái rung lắc tạo nền và hiện vẫn duy trì trên MA 20 ngày (1,319 điểm). TVS giữ nguyên quan điểm về thị trường, tương tự với các báo cáo gần nhất. Theo đó, VN-Index sẽ hướng về vùng mục tiêu tiếp theo quanh vùng 1,350 sau nhịp rung lắc hiện tại. TVS duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu Ngân hàng và Chứng khoán nhờ lợi thế về giá vốn thấp và xu thế tăng ngắn hạn vẫn được duy trì tại nhiều đại diện của 2 nhóm ngành kể trên.

Tử Kính

FILI

- 20:19 23/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Công ty đại chúng, yếu tố 'then chốt' tại trung tâm tài chính quốc tế

Hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển trung tâm tài chính...

Góc nhìn 18/04: Đi ngang đã là tích cực?

VPBankS nhận định với nền thanh khoản thấp, cơ hội để bứt phá ở thời điểm này là khó nhưng diễn biến đi ngang cũng là kịch bản tích cực.

Góc nhìn 17/04: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung đều tỏ ra cẩn trọng, đề cao quản trị rủi ro trong bối cảnh ngắn hạn là thị trường đối diện áp lực bán chốt lời lượng hàng...

Góc nhìn 16/04: Giằng co?

BETA cho rằng dù có tín hiệu hồi phục nhất định, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn mang tính giằng co và chưa đủ cơ sở xác nhận sự đảo chiều mạnh.

Ngoài giảm thâm hụt thương mại, đòn thuế của Tổng thống Trump còn mục đích nào khác?

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 14/04, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ xoay quanh...

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất...

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98